Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Khởi nghiệp với dự án tích hợp “3 trong 1”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Thiết b đo thân nhit kiêm đim danh do ging viên Trưng ĐH Giao thông vn ti TP.HCM cùng vi nhóm nghiên cu sáng chế đã đưc S Khoa hc – Công ngh TP.HCM cp vn 1 t đng đ trin khai lp đt ti 24 trưng tiu hc, THCS, THPT trên đa bàn TP.HCM.


ThS. Trn Anh Tun trình bày v d án trong mt cuc thi

Thiết bị đa chức năng đo thân nhiệt, điểm danh bằng gương mặt và rửa tay tự động này thuộc dự án “Quản lý trường học thông minh – TK Smart Vision” do ThS. Trần Anh Tuấn (giảng viên Khoa CNTT Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM) cùng với nhóm nghiên cứu thực hiện. Bên cạnh đó, thiết bị còn tích hợp nhiều chức năng khác giúp công tác quản lý của nhà trường trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn như: Quản lý trường, lớp học; quản lý đào tạo trực tuyến, quản lý học phí; app tương tác giữa nhà trường và phụ huynh…

Thiết b tích hp “3 trong 1”

ThS. Trần Anh Tuấn phân tích, hiện nay có 95% trường học tại TP.HCM sử dụng những phương pháp truyền thống để điểm danh, đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn… Với phương pháp đo thân nhiệt truyền thống, nhân viên bảo vệ hoặc giáo viên phải trực tiếp dùng máy đo thân nhiệt đối với mỗi lượt học sinh/người vào. Tiếp đó, học sinh thực hiện việc rửa tay sát khuẩn rồi mới vào lớp điểm danh. Để tiết kiệm thời gian và nhân lực nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý học sinh ở các trường, nhóm nghiên cứu đã sáng chế ra thiết bị với chức năng “3 trong 1” mang tên “TK Smart Vision”. Cụ thể, trong hệ thống này, các ki-ốt sẽ được lắp cố định ở cổng trường hoặc lối ra vào thuận tiện cho việc điểm danh học sinh, với các thành phần chính: Hệ thống camera nhận diện gương mặt, cảm biến đo thân nhiệt, màn hình hiển thị thông tin điểm danh và thông báo, hệ thống rửa tay sát khuẩn tự động. Với các tính năng này, từ 2-5 giây, máy sẽ nhận diện được chính xác học sinh với những thông tin cụ thể; đồng thời ngay tại thời điểm đó máy cũng đo được thân nhiệt và học sinh cũng có thể thực hiện thao tác rửa tay sát khuẩn.

Tất cả những thông tin của từng học sinh sau khi được điểm danh sẽ tự động gửi về trung tâm để theo dõi. Cả nhà trường lẫn phụ huynh có thể nắm bắt được thông tin liên quan đến mỗi học sinh tại cùng thời điểm các em vào trường và điểm danh tại ki-ốt thông qua các app di động được thiết kế cho nhà trường và phụ huynh. Nếu học sinh điểm danh tại ki-ốt có thân nhiệt cao vượt quá 37,5 độ C thì hệ thống sẽ cảnh báo thông qua app đến người quản lý ở trường để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, đồng thời phụ huynh cũng sẽ nhận được thông báo ngay tại thời điểm đó thông qua app di động được cài đặt trên điện thoại thông minh. Cũng theo ThS. Tuấn, một chức năng mà nhóm nghiên cứu sẽ định hướng phát triển để tích hợp vào thiết bị này trong thời gian tới là chức năng phát hiện và cảnh báo những đối tượng là người lạ, chưa được hệ thống nhận diện trước đó. Đặc biệt, hệ thống đã được tối ưu hóa trong việc quản lý của nhà trường thông qua các app di động đã được phát triển không những cho ban giám hiệu nhà trường, giáo viên mà cho cả phụ huynh. Với app này, ban giám hiệu sẽ nắm được các thông tin thống kê việc đóng học phí, việc đi học của học sinh, việc đi làm của nhân viên và việc đi dạy của giáo viên. Phía giáo viên sẽ kiểm soát được thông tin thời khóa biểu tiết dạy, việc điểm danh của mình, dễ dàng theo dõi kết quả của học sinh để có kế hoạch phù hợp, đánh giá tiết học thông qua hệ thống và trao đổi thông tin với phụ huynh. Đồng thời, phụ huynh cũng sẽ nắm bắt được thông tin điểm danh của con mình kịp thời như thời gian vào trường, thân nhiệt; thời khóa biểu tiết học; hạn đóng học phí; theo dõi kết quả học tập của con và trao đổi thông tin với giáo viên; viết đơn xin phép nghỉ điện tử.


Học sinh đang thực hiện đo thân nhiệt, điểm danh… thông qua thiết bị đa năng thuộc hệ thống TK Smart Vision (ảnh cắt từ clip)

Hệ thống thông minh, đa chức năng nhưng tác giả cho biết từ lúc hình thành ý tưởng đến lúc hoàn thành, nhóm thực hiện trong hơn 6 tháng. Ban đầu, nhóm gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở nguồn kinh phí. Hiện dự án đang trong giai đoạn triển khai thí điểm tại Trường THCS Cát Lái (TP.Thủ Đức) và Trường Tiểu học Phước Bình (TP.Thủ Đức). Sau khi kết thúc thí điểm sẽ tiếp tục triển khai tại các trường: THPT Lương Thế Vinh (Q.1); THCS Lý Phong (Q.5); THPT Trần Hữu Trang (Q.5); Tiểu học Chi Lăng (Q.6). Bên cạnh đó, dự án cũng đã triển khai cho Trung tâm Đào tạo KIDKUL (Q.10) và một phần cho Trung tâm ngoại ngữ KAK (Bến Tre). Trong vòng một năm, dự án sẽ triển khai tại 24 trường trên địa bàn TP.HCM.

Ging viên… khi nghip kinh doanh!

Thực tế, dự án “Quản lý trường học thông minh – TK Smart Vision” đề cập ở trên chính là dự án “đầu tay” của một công ty được thành lập cách đây chưa tròn một năm mà chính giảng viên trẻ sinh năm 1990 Trần Anh Tuấn là đồng sáng lập. Công ty chuyên về tư vấn, thiết kế và ứng dụng công nghệ phần mềm vào quản lý phục vụ cho đa dạng đối tượng khách hàng, nên ngoài dự án nói trên, hiện còn có những hệ thống khác như: TK Company (HRS) dành cho doanh nghiệp, đang triển khai gói phần mềm hệ thống quản trị nguồn nhân lực với mức 500.000 đồng/tháng cho doanh nghiệp dưới 50 nhân viên; Board TKBOT dùng cho các hệ thống IOT (có dùng cho công nghiệp và phiên bản dành cho giáo dục Stem); cùng với đó là hệ thống quản lý chuỗi trung tâm… “Việc thành lập công ty cũng đã nằm trong kế hoạch từ lâu nhưng chúng tôi chưa có thời điểm thích hợp để bắt đầu thực hiện. Tuy nhiên, đến mùa dịch Covid-19, chúng tôi mới có những ý tưởng nổi bật và lúc này mới bắt đầu thực hiện ý tưởng đó. Sau khi đã phân tích thị trường cũng như nền tảng công nghệ hiện tại để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, ứng dụng được vào đời sống, chúng tôi đã mạnh dạn phát triển và ứng dụng nhiều giải pháp trong đó nổi bật là giải pháp “Quản lý trường học thông minh – TK Smart Vision”. Hy vọng dự án này có thể hỗ trợ và cùng đồng hành với hệ thống trường học nói riêng và các đơn vị, doanh nghiệp nói chung trong việc đẩy mạnh số hóa trong giai đoạn phát triển mới hiện nay”, ThS. Tuấn nói.


Thiết b đo thân nhit có th đưc đ v trí cng vào hoc góc phòng khá tin li

Khuyến khích người trẻ khởi nghiệp, nhưng ThS. Tuấn cho rằng trong khởi nghiệp, sinh viên luôn cần có sự táo bạo và sáng tạo riêng rất lớn, dù vậy để thành công dễ dàng hơn, các em cần có người hướng dẫn, định hướng lối đi phù hợp. ThS. Tuấn cũng cho biết, theo kế hoạch, dự án “Quản lý trường học thông minh – TK Smart Vision” sẽ được thực hiện từ nay đến năm 2030. Trong đó, mục tiêu đến cuối năm 2021 này, dự án sẽ triển khai ở 100 trường. Đến năm 2024, con số mà dự án theo đuổi và mở rộng là khoảng 600 trường, đồng thời phát triển thêm ở 500 doanh nghiệp. Và lộ trình đến năm 2030, dự án mong muốn đạt con số 1.000 trường và 15.000 doanh nghiệp.

Bài, ảnh: Mê Tâm

 

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)