Tòa soạnHoạt động tòa soạn

Khơi nguồn cảm hứng để viết báo

Tạp Chí Giáo Dục

Thi gian thm thoát trôi qua, gi đây tôi đã tích lũy đưc khá nhiu bài viết có cht lưng trên các báo và tp chí, nht là Tp chí Giáo dc TP.HCM, mt t tp chí giàu truyn thng, đ cp đến nhiu lĩnh vc ca đi sng xã hi nht là lĩnh vc giáo dc, đào to. Dù sao đó cũng là mt tài sn quý giá vi tư cách là ngưi viết “không chuyên” như tôi.

1. Đã gần 20 năm gắn liền với nghề “tay trái” – nghề viết báo, trong quá trình đó bản thân tôi cũng trải qua nhiều thang bậc cảm xúc, cũng có lúc miệt mài, say mê với đứa con tinh thần của mình, cũng có lúc phải chững lại bởi cảm nhận như cạn nguồn cảm hứng. Cũng giống nghề dạy học, bất kỳ ai dù đam mê đến mấy nhưng không phải tiết học nào cũng giảng hay, bài nào cũng thuyết phục được học trò. Cũng có lúc do sức khỏe, tâm trạng, cơm áo gạo tiền… đã ảnh hưởng ít nhiều trong mỗi bài giảng. Có đồng nghiệp nói vui với tôi rằng: “Viết báo phải bươn chải để thâm nhập cuộc sống. Cậu dạy học sao mà có nhiều đề tài và cảm hứng để ra được những tác phẩm hay!”. Song, tôi vẫn cho rằng việc lựa chọn của bản thân là hoàn toàn chính xác. Tôi càng tâm huyết với nghề dạy học bao nhiêu thì điều đó mang lại càng nhiều cảm hứng để tôi có những đứa con tinh thần mới mẻ, phong phú trên mỗi tờ báo, số báo hàng ngày. Nguồn cảm hứng để viết báo chẳng đâu xa mà xuất phát từ chính công việc hàng ngày của mình, đó là nguồn tư liệu vô tận và giá trị.

Là một giảng viên của trường đại học, tôi may mắn được tiếp xúc với nhiều học trò từ các vùng miền của đất nước, điều đó đã giúp cho tôi tiếp cận được nhiều nét tính cách, tâm hồn khác nhau trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy. Mỗi khóa học là hàng ngàn học trò thuộc các chuyên ngành, và gần 20 năm tôi đã tích lũy được một vốn “kha khá” về những trải nghiệm với học trò trên khắp mọi miền đất nước.

2. Hơn nữa, đời sống tâm lý của các em cũng rất sinh động, những nghiên cứu về lối sống, phong cách, ý chí, xu hướng nghề nghiệp, động cơ của người học… cũng vừa là nguồn tư liệu quan trọng để mở rộng, đào sâu chuyên môn, vừa là đề tài để cho ra đời những tác phẩm báo chí giá trị trong suốt thời gian vừa qua.

Đề tài về ý chí: Lĩnh vực hoạt động quân sự là lĩnh vực luôn đối mặt với những khó khăn, gian khổ nhưng vì sao tất cả các em đều tự hào khi được đứng trong lực lượng vũ trang, nguyện cống hiến cuộc đời của mình với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó đã thôi thúc tôi “giải mã” bắt nguồn từ chính quá trình thử thách khó khăn để luyện rèn thêm ý chí kiên cường. Không phải con người sinh ra đã có ý chí, mà ý chí phải được hình thành và phát triển trong cuộc sống của chúng ta. Môi trường quân đội là một môi trường luôn đặt ra những yêu cầu cao mà mỗi người lính phải không ngừng nỗ lực mới có thể vượt qua. Vì sao trước những hoàn cảnh khó khăn, nhất là bão lũ, hỏa hoạn, nơi đầu sóng ngọn gió… thì họ là đội quân tiên phong? Phải chăng đời quân ngũ đã tôi luyện cho các em những phẩm chất đặc biệt mà chỉ có môi trường này mới tạo nên giá trị đó. Mỗi người chiến sĩ đều thuộc khẩu hiệu: “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu” hay câu thơ: “Nắng mưa thử chí kiên cường; thao trường rèn luyện chiến trường xông pha”… Đó chính là bài học quý giá mà không phải thanh niên nào cũng có được. Do vậy, rèn luyện ý chí đã trở thành đề tài mới mẻ được đăng tải trên Tạp chí Giáo dục TP.HCM đó là các đề tài về sự trải nghiệm, ý chí, bản lĩnh, lòng dũng cảm, cảm xúc, thái độ sống… hướng vào các đối tượng là học sinh, sinh viên cũng như các bậc phụ huynh để giáo dục cho các em biết vượt qua những khó khăn trở ngại, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

Đề tài về làm công tác dân vận: Những lần được nghe các em kể về những kỷ niệm đẹp khi đi làm dân vận cũng chính là sự trải nghiệm vô cùng mới mẻ, sinh động trong cuộc sống của người lính. Đó là những vấn đề về cách giao tiếp, ứng xử của chiến sĩ với nhân dân, những kỷ niệm đẹp, những cảm nhận chân thành của nhân dân khi được các chiến sĩ “cùng ăn, cùng ở, cùng làm”… Công tác dân vận là một trong những nhiệm vụ rất vẻ vang, rất tự hào, thể hiện đầy trách nhiệm của người lính với quần chúng nhân dân. Điều đó đã giúp tôi phát triển những đề tài về công tác tuyên truyền, kỹ năng giao tiếp, tình yêu người lính… Góp phần hình thành nên những phẩm chất của Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới.

Đề tài về tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống tinh thần: Những giờ tăng gia vui nhộn trên những mảnh vườn xinh xắn, những luống rau xanh mượt làm vơi đi bao nỗi nhọc nhằn, đó là những bài học được cán bộ “cầm tay chỉ việc” cho từng chiến sĩ, giúp các em từ chỗ thiếu kinh nghiệm nay đã biết cách chăm sóc vườn rau, củ, quả, nâng cao đời sống bộ đội, đồng thời tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân, rèn luyện tính tỉ mỉ, kiên trì. Đó là nguồn cảm hứng để có thêm những đề tài về truyền thụ kinh nghiệm, về việc tổ chức hướng dẫn, giúp đỡ, chia sẻ của cán bộ cho các chiến sĩ khi tuổi đời của họ còn rất trẻ. Nghề chúng tôi có biết bao nhiêu những điều có thể quan sát, nghe, hiểu, để rồi chia sẻ trên những trang báo.

3. Từ bài báo đầu tay, bằng những trải nghiệm thực tiễn, bằng việc thường xuyên đào sâu kiến thức chuyên môn, bằng sự quan sát, phát hiện, phân tích, tư vấn tâm lý, khảo sát, điều tra trong và ngoài quân đội mà tôi tìm được niềm vui trong việc viết báo. Một bài, hai bài… và hiện nay tôi tự nhận mình có một chút vốn liếng khi đồng hành với báo chí. Thời gian thấm thoát trôi qua, giờ đây tôi đã tích lũy được khá nhiều bài viết có chất lượng trên các báo và tạp chí, nhất là Tạp chí Giáo dục TP.HCM, một tờ tạp chí giàu truyền thống, đề cập đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nhất là lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Dù sao đó cũng là một tài sản quý giá với tư cách là người viết “không chuyên” như tôi.

Công việc giảng dạy ở một nhà trường quân đội nhờ đó tôi đã rèn giũa thêm tay nghề sư phạm, nhanh nhạy hơn khi giải quyết vấn đề với người học, trình bày kiến thức càng logic, khoa học hơn. Quả thực, nguồn cảm hứng và tư liệu viết báo là quan trọng vô cùng, và nó chỉ có được ở những ai biết tự khơi nguồn và rút ra được từ trải nghiệm cuộc sống.

Thạc sĩ tâm lý Lê Phm Phương Lan

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)