Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Khởi tâm trước khi khởi nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

Có nhiu con đưng đ ngưi tr khi nghip. Nhưng đ khi nghip, trưc tiên ngưi tr cn… khi tâm, vì tâm đâu thì s nghip s đó.


Bà Nguyn Th Dim Kiu (Giám đc Hp tác xã Du lch cng đng làng Gò C) chia s ti din đàn trc tuyến v khi nghip

Bà Nguyễn Thị Diễm Kiều (Giám đốc Hợp tác xã Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ, tỉnh Quảng Ngãi) trong một diễn đàn về khởi nghiệp thông qua chủ đề “Khởi nghiệp từ du lịch nông thôn” đã nhắn nhủ thanh niên, sinh viên điều này.

Tâm đâu, s nghip đó

Theo bà Kiều, có nhiều bạn trẻ có nguyện vọng khởi nghiệp từ du lịch nông thôn, qua đó góp phần xây dựng phát triển địa phương. Thực tế, vùng nông thôn có nhiều tiềm năng để khởi nghiệp về du lịch. Song các bạn trẻ cần xác định được phương hướng cho câu chuyện khởi nghiệp của mình.

Từ kinh nghiệm đúc kết bởi bản thân, bà Kiều cho rằng dù có nhiều con đường khởi nghiệp nhưng chung quy lại có hai hướng chính để khởi nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận và tìm kiếm lợi ích. Ở hướng tìm kiếm lợi nhuận, chúng ta thường đi theo con đường khởi nghiệp truyền thống và tiến đến là một doanh nhân làm chủ một doanh nghiệp, tức bắt buộc đi theo lợi nhuận trước tiên. Và sau khi doanh nghiệp lớn mạnh thì người khởi nghiệp sẽ chia sẻ lợi nhuận đó từ cơ sở của mình để góp phần hỗ trợ, đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Còn hướng chọn theo lợi ích, thông qua đam mê, người khởi nghiệp sẽ nhắm đến lợi ích số đông, lợi ích cộng đồng và của những người cùng hợp tác hoặc những người cùng đóng góp vào thành công với họ. Theo hướng thứ hai này, hiện có nhiều kênh để người trẻ có thể tham gia, chẳng hạn như doanh nghiệp xã hội. Hiện đã có những chính sách, trung tâm phi lợi nhuận hỗ trợ các bạn trẻ có ý tưởng khởi nghiệp mong muốn đóng góp xây dựng quê hương, cộng đồng. Đến nay, doanh nghiệp xã hội cũng được hỗ trợ rất nhiều về đào tạo, nguồn lực cũng như nguồn vốn để các bạn trẻ có thể bắt đầu thực hiện ý tưởng khởi nghiệp. Kênh khác ở hướng thứ hai mà người trẻ có thể tham gia đó là hợp tác xã, chẳng hạn hợp tác xã du lịch cộng đồng, nơi đây cho người trẻ nhiều cơ hội hình thành những sáng kiến, cùng làm với một nhóm người, cộng đồng nơi họ sinh sống. Hợp tác xã du lịch cộng đồng có sự khác biệt là không chỉ kinh doanh những dịch vụ du lịch như homestay, ẩm thực… mà đặt mục tiêu lớn hơn là vừa phát triển kinh tế vừa phát triển sinh kế cho người dân dựa trên cách tiếp cận bảo tồn tất cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn để phát triển một khu vực nông thôn theo hướng bền vững.


Mt hot đng gi vn khi nghip ca sinh viên TP.HCM năm 2021

Bà Kiều nhấn mạnh, để khởi nghiệp, trước tiên người trẻ cần khởi tâm, vì tâm mình ở đâu thì sự nghiệp sẽ ở đó. Bản thân bà vào 7 năm trước, khi tốt nghiệp Trường ĐH Sài Gòn khoa văn hóa du lịch đã không ở lại thành phố nhộn nhịp mà “hướng tâm” trở về quê hương, đặt mục tiêu góp phần tạo ra sản phẩm du lịch địa phương, tạo ra điểm đến để thu hút du khách. May mắn được làm với doanh nghiệp phù hợp đã giúp bà đến nay đạt được những thành công nhất định; kiên định hơn con đường mình chọn là góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản nông thôn. Từ kinh nghiệm bản thân, bà Kiều khuyên các bạn trẻ cứ nung nấu ý tưởng của mình, khởi tâm trước rồi bắt đầu khởi nghiệp.

Làm ch chính mình

Một điều tâm đắc khác mà bà Kiều nhắn gửi đến thanh niên, sinh viên chính là khởi nghiệp không nhất thiết phải làm chủ doanh nghiệp. Điều quan trọng khi khởi nghiệp chính là làm chủ chính mình thông qua việc học kiến thức và làm trên thực tế; hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, kinh nghiệm cũng như biết bản thân theo đuổi điều gì, lường được khó khăn sẽ đến… Để hạn chế rủi ro, người trẻ nhất là sinh viên mới ra trường cần tham gia làm việc cho một doanh nghiệp đi trước để học lấy kinh nghiệm, “bài học xương máu” làm vốn cho bản thân. “Nếu đủ bản lĩnh, trí tuệ, nội lực, đam mê để tự đứng khởi nghiệp độc lập thì quá tốt nhưng số đó rất ít. Người trẻ có thể tham gia vào doanh nghiệp, chọn môi trường làm việc phù hợp với mình để vừa làm vừa ra ý tưởng. Việc khám phá bản thân mỗi người là một quá trình và chưa ai biết được năng lực của họ sẽ phát huy tốt ở lĩnh vực công việc nào, vì vậy, chọn phát triển công việc với những người đi trước là một lối đi an toàn để khởi nghiệp”, bà Kiều nói.

Cho rằng có nhiều yếu tố làm nên thành công khi khởi nghiệp, trong đó người khởi nghiệp cần có năng lực riêng, có thể là thiên bẩm hoặc từ quá trình học tập, nhưng theo bà Kiều, cốt lõi nhất chính là năng lực tự học. Thực tế, nhiều doanh nhân có quá khứ từng bỏ học nhưng không có nghĩa là họ ngừng học. Ngược lại, họ vẫn duy trì quá trình tự học để bước tiếp vững vàng. Các sinh viên chuẩn bị ra trường đừng khởi nghiệp khi chưa khởi đầu sự tự học của bản thân. Hãy làm hăng say với cái mình thích, đam mê, theo đuổi nhưng chưa đủ sức thì tìm doanh nghiệp phù hợp để có môi trường thực hiện. Điều này giúp hạn chế rủi ro. Ngoài ra, bà Kiều còn đúc kết với các bạn trẻ một điều, khi khởi nghiệp, nguồn vốn hết sức quan trọng. Nguồn vốn ở đây không chỉ về tài chính mà còn cần nguồn vốn tri thức. Chính vì vậy, hãy đầu tư cho chính mình trước khi đầu tư cho ý tưởng khởi nghiệp thông qua việc học từ sách vở, bạn bè, nhóm khởi nghiệp, từ doanh nghiệp, chuyên gia…

Mê Tâm

Bình luận (0)