Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Khốn đốn vì… dịch vụ tầm soát ung thư giá “bèo”

Tạp Chí Giáo Dục

Vài năm tr li đây, trưc cnh báo v mt s bnh ung thư (UT) có s gia tăng như UT vú, gan, phi, tiết niu… và s ngưi mc UT đang có du hiu tr hóa; nhiu trung tâm tm soát UT mc ra như “nm sau mưa”…

Ngưi dân ch xét nghim hơi th, tm soát ung thư phi ti Phòng khám Hòa Ho. Ảnh: N.N

Tại Phòng khám đa khoa N.H (Q.10), khi biết chúng tôi có mong muốn tầm soát UT, nhân viên ở đây đã giới thiệu bảng danh sách một loạt các loại xét nghiệm. Đối với nam thì có các dịch vụ tầm soát UT đại tràng, trực tràng, gan, phổi, tuyến tiền liệt – giá mỗi dịch vụ chỉ từ 150 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng. Đối với nữ, giá các dịch vụ tầm soát cũng rất “bèo”, trong đó tầm soát UT cổ tử cung chỉ có 120 ngàn đồng.

Ghi nhận của PV tại một số phòng khám ở Q.3, Q.11 cũng có giá tầm soát UT rất rẻ – từ 150 đến 350 ngàn đồng.

Ht hong vì b tuyên “án t”…

“Tiền nào của nấy”, với giá vài tô phở cho một dịch vụ tầm soát nên kết quả cũng rất… trời ơi. Nhiều người đã phải một phen hốt hoảng vì bị phán là UT.

Một trong những nạn nhân của các trung tâm tầm soát UT này là chị Huỳnh Thị Loan (38 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh) – nhân viên văn phòng tại Q.10.

Chị Loan kể, tháng 7 vừa qua, chị cùng nhiều nhân viên nữ của công ty được ưu đãi một gói tầm soát UT. Tổng gói tầm soát có giá hơn 6 triệu, công ty hỗ trợ 50%. Chị Loan cùng nhiều đồng nghiệp không ngần ngại đăng ký tham gia. Quá trình tầm soát, chị được khám tại một trung tâm tư nhân trên địa bàn Q.10. “Khi tôi đến, bác sĩ (BS) tại trung tâm chỉ hỏi sơ sơ là sức khỏe có dấu hiệu gì đặc biệt hay không, có đau ở đâu hay có điều gì bất thường không? Sau đó tôi được đưa đi lấy mẫu máu xét nghiệm, chụp chiếu… Khi cầm tờ kết quả với chỉ số CA 15-3 (chỉ số dấu ấn UT vú – PV) cao hơn bình thường và được BS cho biết tôi bị UT vú, đồng thời yêu cầu tôi đến cơ sở chuyên khoa để khám lại, điều trị. Tưởng sắp chết vì UT, mặt cắt không còn giọt máu, tôi vội vã đến BV Ung bướu để khám lại. Sau khi làm xét nghiệm, chụp nhũ ảnh mới phát hiện các chỉ số hoàn toàn bình thường. Lúc đó tôi chẳng khác nào người chết được sống lại…”.

Một trường hợp khác là anh Lê Tấn Thành (SN 1989, ngụ huyện Cần Đước, tỉnh Long An). Trong lúc chờ tái khám viêm gan B tại Phòng khám Hòa Hảo (Q.10), anh Thành cho biết, cách đây 14 năm, người cậu họ bên ngoại mất vì UT gan. 3 năm trước, anh phát hiện bị viêm gan B, có nguy cơ trở thành UT gan.

“Năm ngoái, tôi đưa vợ và hai con đi tầm soát viêm gan B tại một trung tâm y tế tư nhân ở huyện Bình Chánh. Kết quả, vợ và con trai tôi đều bị. Nghĩ kết quả đúng nên tôi đưa vợ con đến Phòng khám Hòa Hảo mua thuốc điều trị. Tại đây, BS xét nghiệm lại thì kết quả trái ngược, vợ và con trai tôi vẫn bình thường. May mắn phát hiện kịp, chứ chỉ dựa vào kết quả đó để tự mua thuốc điều trị thì không biết hậu quả sẽ như thế nào…”, anh Thành nói.

Cn trng dch v tm soát giá “bèo”

BS Nguyễn Triệu Vũ – Trưởng khoa Ung bướu BV quận Thủ Đức, thành viên của Hội UT lâm sàng Mỹ – thông tin, theo thống kê của Cơ quan nghiên cứu UT quốc tế (IARC), năm 2018 có 18,1 triệu bệnh nhân UT mới phát hiện; dự báo đến năm 2040, số lượng bệnh nhân UT sẽ tăng lên gần 30 triệu người. Hiện nay bệnh UT được nhìn nhận như là một đại dịch, tuy nhiên việc phòng ngừa và phát hiện sớm vẫn là một vấn đề nan giải. Tại Việt Nam hiện có rất nhiều trung tâm tầm soát UT nhưng chưa thật sự hiệu quả. Hầu hết, các trung tâm này đều quảng cáo khoa trương, nhiều gói tầm soát UT được đưa ra nhằm vào tâm lý lo sợ của người dân dù thiếu bằng chứng khoa học. Cụ thể, việc lạm dụng siêu âm tuyến giáp nhằm tầm soát UT giáp sẽ dẫn đến điều trị quá mức, không cần thiết do UT giáp là bệnh lý tiến triển rất chậm và nhiều nghiên cứu đã chứng minh tầm soát UT tuyến giáp chỉ gây thêm biến chứng do việc điều trị gây ra mà không giúp ích gì cho bệnh nhân.

“Hiện có các loại tầm soát UT đã được chứng minh hiệu quả là xét nghiệm phết tế bào (PAP) tìm UT cổ tử cung. Đối với các loại UT khác, người dân nên trang bị kiến thức phòng ngừa, nhận biết các dấu hiệu trên cơ thể như khối u ở vú đối với UT vú, đi cầu ra máu đối với UT ruột già (đại, trực tràng), khó tiêu ậm ạch đối với UT dạ dày… Khi phát hiện những dấu hiệu này thì cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Chưa nhiễm viêm gan B thì nên chích ngừa để phòng ngừa UT gan”, BS Vũ nhấn mạnh.

BS.CKII Nguyễn Văn Tiến – Trưởng khoa Ngoại 1 BV Ung bướu TP.HCM – khẳng định, trên thực tế các kết quả tầm soát UT ban đầu chưa hoàn toàn chính xác. Điển hình như trường hợp của chị Loan, xét nghiệm CA 15-3 là một phần để xác định UT vú. Tuy nhiên, có khoảng 30% số người mắc UT vú có chỉ số CA 15-3 không tăng (đặc biệt trong giai đoạn đầu). Ngược lại, chỉ số này có thể tăng cao ở những điều kiện lành tính khác mà không phải UT vú (lupus ban đỏ hệ thống, viêm gan mạn, xơ gan, bệnh vú lành tính… hoặc một số bệnh UT khác như UT phổi, UT đại trực tràng…) do đó thường dẫn đến các kết quả dương tính giả khiến người bệnh hoang mang.

Nhã Nam

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)