Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Không ai có thể chọn nghề thay người khác

Tạp Chí Giáo Dục

Quy trình chn la ngành ngh phù hp, bí quyết đ không tht nghip, nhu cu th trưng lao đng trong tương lai…, nhng thông tin này đưc các chuyên gia tư vn đưa ra trong chương trình hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 12 năm hc 2019-2020 din ra ti Trưng THPT Hùng Vương (Q.5) mi đây.

TS. Phm Tn H (Phó Hiu trưng Trưng ĐH KHXH-NV TP.HCM) gii đáp các thc mc ca hc sinh ti chương trình

Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Cn trên 330 ngàn đu vic mi năm

Thông tin về thị trường lao động, nhu cầu nguồn nhân lực tại TP.HCM, ThS. Nguyễn Thị Hoàng Ánh (Trưởng phòng Thông tin và Thị trường lao động, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) cho hay, mỗi năm TP cần trên 330 ngàn đầu việc, trong đó có trên 140 ngàn việc làm mới được tạo ra bởi các doanh nghiệp mới. “Công việc dành cho người lao động là không hề thiếu. Thế nhưng, phải học như thế nào, học ra sao để lấp đầy khoảng trống số lượng công việc đó lại thuộc về phía người học. Công việc nhiều và doanh nghiệp khan hiếm nguồn nhân lực cũng không đồng nghĩa với việc dễ dàng xin được việc làm. Dù ở bất cứ ngành nghề nào, chỉ khi người lao động đáp ứng được những yêu cầu của nhà tuyển dụng thì mới có đủ cơ hội để cạnh tranh đối với đầu việc đó”, ThS. Hoàng Ánh cho biết.

Theo ThS. Hoàng Ánh, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, tương lai sẽ có 4 nhóm ngành nghề chính đòi hỏi nguồn nhân lực nhiều là: Công nghệ chế biến, khoa học, kỹ thuật sáng tạo; công nghệ thông tin, ngoại ngữ; quản trị kinh doanh, môi trường, tài chính ngân hàng; tư vấn tâm lý… “Với bất cứ ngành nghề nào, ngoài kiến thức chuyên môn, để đáp ứng được nhu cầu công việc thực tế, người lao động phải trang bị thêm cho bản thân năng lực hành nghề, tác phong kỷ luật, ngoại ngữ và thái độ làm việc nghiêm túc, đúng đắn”, ThS. Hoàng Ánh nhấn mạnh.

Da vào li thế bn thân đ chn ngành ngh

Theo TS. Nguyễn Thanh Tùng (Viện trưởng Viện Quản trị tri thức, Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM), để lựa chọn được ngành nghề phù hợp, trước hết người học cần hiểu rõ về bản thân. “Hiểu bản thân ở đây là hiểu mình có năng lực, thế mạnh trong lĩnh vực tự nhiên hay xã hội. Hiểu mình yêu thích, mong muốn theo đuổi lĩnh vực nào. Từ việc hiểu mình, người học sẽ bước đầu xác định được những ngành nghề mà mình quan tâm”, TS. Thanh Tùng nói.

Bên cạnh việc hiểu bản thân, trong câu chuyện chọn ngành nghề, TS. Thanh Tùng cho rằng người học nên tận dụng lợi thế của mình để làm rõ hơn các ngành nghề gắn với bản thân. “Tận dụng lợi thế của mình trong chính gia đình, nhà trường, bạn bè, xã hội…; trải nghiệm và tìm hiểu sâu các ngành nghề đó trong suốt quá trình học tập, trưởng thành. Ví dụ như, yêu thích nghề giáo, muốn theo đuổi nghề giáo thì mỗi ngày đến trường hãy quan sát cách thầy cô lên lớp giảng bài, tiếp xúc, trao đổi với học sinh, phụ huynh để xem mình có đủ tố chất, năng lực để lựa chọn nghề này không. Hay muốn học về kinh tế thì phải xem cách mình tính toán, chi tiêu có hợp lý không…”, TS. Thanh Tùng chỉ ra.

Giải đáp băn khoăn của nhiều học sinh về vấn đề “học ngành nghề nào để không thất nghiệp?, TS. Thanh Tùng cho rằng ngành nghề nào cũng có thể thất nghiệp, và ngược lại cũng có những cơ hội nghề nghiệp rộng mở. “Điều đáng nói ở đây không phải là học ngành nghề nào ít thất nghiệp, hay học ngành nghề nào ra trường có việc làm ngay. Vấn đề có việc làm hay không không phụ thuộc vào xã hội mà phụ thuộc vào chính người học thông qua giá trị hành nghề của bản thân người đó”, TS. Thanh Tùng chia sẻ.

V không gii, theo hc ngành thiết kế đ ha đưc không?

Giải đáp băn khoăn này của một số học sinh, ThS. Nguyễn Thị Xuân Dung (Phó Trưởng phòng Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho hay: Điều kiện để xét tuyển vào ngành thiết kế đồ họa, mỹ thuật ở tất cả các trường đào tạo đều có gắn với môn năng khiếu vẽ trong tổ hợp môn xét tuyển. Để xét tuyển môn năng khiếu vẽ, thí sinh có thể tham gia kỳ thi vẽ của chính trường ĐH đó hoặc sử dụng kết quả thi vẽ tại các trường ĐH khác có tổ chức thi vẽ. Nếu vẽ không giỏi nhưng yêu thích ngành thiết kế đồ họa thì ngay từ bây giờ các em nên tham gia học vẽ để có những định hướng phù hợp. Tuy nhiên, theo ThS. Xuân Dung, khả năng vẽ trong ngành thiết kế đồ họa hiện nay không quá ảnh hưởng và quyết định đến công việc sau này. Bởi khả năng vẽ chỉ là một phần vì hiện tại ngành này vẽ trên máy tính là chủ yếu. Yếu tố quyết định khi học ngành này là tư duy sáng tạo, khả năng tìm tòi, khám phá, nhạy cảm trước cái đẹp để tạo ra sản phẩm mang những thông điệp gắn liền với xu thế xã hội, phù hợp với từng đối tượng.

Hc sinh Trưng THPT Hùng Vương đt câu hi cho ban tư vn

Bổ sung thêm, ThS. Phạm Doãn Nguyên (Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) nhấn mạnh, không ai – ngoại trừ chính bản thân người học mới có thể đưa ra quyết định chọn ngành nghề nào, hay chọn ngành nghề này mà không phải ngành nghề kia. “Thầy cô, ba mẹ, bạn bè, hay chuyên gia tư vấn cũng không chọn thay các em được. Các em hãy nhìn thẳng vào năng lực của mình, tố chất của bản thân, điểm mạnh – điểm yếu của mình để đưa ra quyết định phù hợp nhất. Trong xu hướng đào tạo đa ngành nghề như hiện nay cho phép người học có thể học một ngành nhưng làm được nhiều nghề khác nhau. Tuy nhiên, để làm được điều này lại phụ thuộc vào sự chủ động, đáp ứng, thích nghi của người học cả về kiến thức lẫn kỹ năng”, ThS. Doãn Nguyên lưu ý.

Bên cạnh đó, ThS. Doãn Nguyên cũng chỉ ra quy trình chọn ngành học, đảm bảo phù hợp với năng lực của người học, đó là: Chọn ngành học trước dựa vào sở thích, tố chất và đam mê của bản thân; sau đó mới chọn bậc học, chọn trường học; tiếp theo là chọn tổ hợp môn và phương thức xét tuyển. “Tùy từng ngành học, lĩnh vực sẽ có những đòi hỏi riêng về tố chất. Trong một ngành học cũng có nhiều trường đào tạo khác nhau, theo những hướng đi khác nhau. Các em hãy xét theo tố chất của bản thân, xét theo mong muốn trở thành người như thế nào trong lĩnh vực nghề nghiệp đó cùng với điều kiện gia đình để lựa chọn môi trường học tập phù hợp”, ThS. Doãn Nguyên chia sẻ.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)