Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Không cần thiết cho trẻ lớp 1 học chữ trước

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc mi năm hc mi, nhiu ph huynh thưng cho con hc ch trưc khi vào lp 1. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dc anhìn nhn, vic cho tr hc ch trưc là không cn thiết…


Thay vì cho tr
 đi hc ch trưc, ph huynh cn chú trng rèn thêm k năng sng cho các em

“Cho con hc ch trưc đi, chương trình mi khó lm!”

Do có con vào lớp 1 trong năm học tới nên chị Nguyễn Thu Hồng (ngụ Q.3) hay nhận được lời khuyên từ bạn bè là “Cho con học chữ trước đi, chương trình mới khó lắm!”. Dù là người khá thoáng, không quá đặt nặng chuyện con phải biết chữ trước khi vào lớp 1, song trước những lời khuyên này, chị Hồng cho biết bản thân khá lo lắng. Vì vậy, chị quyết định cho con đi học chữ trước. “Một tuần 5 buổi, khi con học mầm non ở trường về là gia đình đưa đến nhà giáo viên dạy tiểu học đã về hưu để học thêm, làm quen với mặt chữ. Mỗi buổi con học 2 tiếng, từ 17 giờ đến 19 giờ. May mắn là con rất vui, ham thích việc học chữ”, chị Hồng cho biết. Mặc dù con ham thích học chữ nhưng với gia đình chị Hồng, việc đưa đón con đi học thêm cũng khiến mọi người vất vả. “Ngày trước, trẻ vào lớp 1 là như tờ giấy trắng, làm gì đã biết đọc, biết viết trước. Thế nhưng, bây giờ ngay cả trẻ mầm non cũng đã phải đi học thêm. Nếu không cho con đi học chữ trước thì khi con vào lớp 1, tôi sợ con bị tụt lại phía sau so với bạn bè khi cả lớp hầu như cháu nào cũng biết đọc, biết chữ trước”, chị Hồng bày tỏ.

Cũng có con năm học tới vào lớp 1, gia đình anh Đặng Thanh Hoàng (ngụ TP.Thủ Đức) thậm chí còn cho con nghỉ học 1 năm lớp lá ở trường mầm non và gửi con học chữ, học làm toán ở một trung tâm luyện chữ gần nhà, với mong muốn con sẽ không thua kém bạn bè khi vào lớp 1. Dù đang ở độ tuổi mầm non song con anh Hoàng đã phải “gồng gánh” chương trình lớp 1 với việc rèn chữ, làm toán. Chia sẻ về lý do gửi con ở trung tâm luyện chữ thay vì ở trường mầm non, anh Hoàng cho biết bạn bè anh có con đang học lớp 1 ai cũng khuyên nên cho con đi học chữ trước, để khi vào lớp 1, cả con và ba mẹ đỡ vất vả vì chương trình mới khó và trong lớp hầu như trẻ nào cũng biết chữ trước. “Sau gần một năm theo học chương trình lớp 1 với hai môn toán và tiếng Việt, đến nay con tôi đã đọc và viết thành thạo, đặc biệt là cháu đã hình thành nền nếp học tập có giờ giấc, có ý thức”, anh Hoàng vui vẻ cho biết.

To môi trưng cho tr hc các k năng

Bà Lương Thị Hồng Điệp (Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho biết, trong chương trình giáo dục mầm non, trẻ lớp lá luôn được nhà trường chú trọng dành thời gian trang bị các kỹ năng làm quen với chữ viết, con số; các kỹ năng giúp trẻ tự tin chuẩn bị bước vào lớp 1. “Thông qua các trò chơi vui nhộn, trẻ lớp lá sẽ được cô giáo hướng dẫn, làm quen với chữ viết, con số, phép tính để các em có thể nhận diện được mặt chữ, con số. Đặc biệt, cũng thông qua các hoạt động vừa học vừa chơi như ghép hình, kể chuyện, trẻ sẽ hình thành được nhiều kỹ năng như sự quan sát, tư duy, ngôn ngữ – các kỹ năng cần thiết khi học lớp 1”, bà Điệp chia sẻ.

Bà Điệp nhìn nhận, khi chuyển cấp từ mầm non sang tiểu học, ngoài kỹ năng nhận diện mặt chữ, con số thì điều quan trọng nhất trẻ cần được trang bị đó là sự tự tin và kỹ năng tự phục vụ bản thân như ý thức vệ sinh cá nhân, tự biết mặc quần áo, ý thức về giờ giấc học tập… Những kỹ năng này ở trường mầm non các cô giáo đều hết sức lưu tâm, mỗi ngày hình thành cho trẻ. Do vậy, bà Điệp khuyên, trước khi trẻ bước vào lớp 1, ngoài việc giúp trẻ làm quen với mặt chữ, con số để trẻ không quá bỡ ngỡ thì phụ huynh cần phải quan tâm đến việc tạo môi trường cho các em được học tập những kỹ năng sống, qua đó các em thực sự tự tin khi vào lớp 1.

Trong khi đó, cô Nguyễn Hà Phương Thanh (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám, Q.7) cho hay, mỗi năm khi trẻ lớp 1 nhập học có rất nhiều em đã biết đọc, biết viết trước và cũng có em chưa được làm quen gì với việc học. Với cả hai đối tượng trên, giáo viên đều rất cực. “Khi trẻ đã biết đọc, biết viết trước, các em sẽ ít có hứng thú với việc học trên lớp; bởi thấy không còn sự mới lạ nên dẫn đến sự chủ quan trong việc học, nhiều em ít chú ý trong giờ học. Còn với trẻ chưa biết gì về mặt chữ, con số thì khi vào lớp 1, các em sẽ bị ngộp khi thấy bạn bè mình đều đã biết. Giáo viên rất vất vả, mất nhiều thời gian để kèm cặp và khuyến khích các em học tập. Thường thì chỉ sau học kỳ I năm lớp 1, các em đã cơ bản biết đọc, biết viết”, cô Thanh nói.


 trưng mm non, tr đưc giáo viên trang b nhiu k năng làm quen vi lp 1

Theo cô Thanh, môi trường tiểu học có nhiều khác biệt so với bậc mầm non. Do vậy, nếu trẻ không được trang bị trước các kỹ năng làm quen với lớp 1 thì các em sẽ rất dễ bị sốc, thậm chí là sợ đi học, sợ đến trường… Để trẻ hứng thú với việc thay đổi môi trường học tập thì thời điểm “tiền lớp 1”, phụ huynh nên chú trọng trang bị cho trẻ các kỹ năng chuẩn bị hành trang vào lớp 1 như giúp các em làm quen với việc học thông qua hoạt động “học mà chơi, chơi mà học”. Việc cho trẻ học chữ trước là không cần thiết. “Điều quan trọng nhất phụ huynh cần chú trọng ở thời điểm này, đó là giúp trẻ hình dung ra việc học tập ở môi trường tiểu học sẽ như thế nào, giúp trẻ hiểu được rằng khi bước vào lớp 1 là con đã thực sự lớn để con có ý thức, háo hức với việc học. Hàng ngày, phụ huynh nên cùng với con làm quen với việc học, cùng kể chuyện, đọc sách cho con nghe. Hướng dẫn, hình thành cho con các kỹ năng, ý thức vệ sinh cá nhân. Nếu có điều kiện, phụ huynh có thể dẫn con tham quan ngôi trường tiểu học để con dễ dàng hình dung, thích thú hơn”, cô Thanh khuyên.

Nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm khối 1, cô Nguyễn Thị Thanh Huyền (giáo viên Trường Tiểu học Bình Trị II, Q.Bình Tân) cho hay, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 vẫn dạy trẻ mặt chữ, con số như chương trình cũ nên không thể nào nói rằng chương trình mới khó hơn để trẻ phải đi học chữ trước. Thậm chí, với chương trình mới và sách giáo khoa mới, việc dạy học hướng đến tính cá thể hóa giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách tốt hơn. “Thay vì cho trẻ học chữ trước, phụ huynh nên khơi lên trong trẻ sự tự tin, niềm ham thích việc học, đến trường. Giúp trẻ nhận biết được mặt chữ, con số và trang bị cho trẻ các kỹ năng như đi vệ sinh, rửa tay, thưa gửi… để các em bước vào lớp 1 thực sự tự tin”, cô Huyền chia sẻ.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)