Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Khống chế dịch sởi lây lan

Tạp Chí Giáo Dục

Theo BS Trương Hu Khanh – Trưng khoa Nhim – Thn kinh (BV Nhi đng 1 TP.HCM), bnh si xy ra quanh năm ch không theo mùa do d lây lan qua đưng hô hp nhng nơi đông ngưi, nht là khu vc trưng hc.

BS Khoa Nhim – Thn kinh (BV Nhi đng 1) đang khám cho tr st phát ban (nh chp sáng ngày 14-3)

Nhiều đứa trẻ dù cha mẹ chăm sóc đầy đủ nhưng vẫn còi cọc do suy dinh dưỡng mà nguyên nhân là do biếng ăn khi mắc bệnh sởi.

Căn bnh d lây tr

Sáng 14-3, Khoa Nhiễm – Thần kinh (BV Nhi đồng 1) tiếp nhận một bé trai 2 tuổi bị sốt phát ban được chuyển từ Lâm Đồng xuống với tình trạng mệt mỏi, biếng ăn, thở yếu thân nhiệt dao động từ 39 đến 40 độ. Theo lời kể của vợ chồng chị H., trước đó một tuần đi nhà trẻ về bé có triệu chứng sốt nhẹ mấy ngày liền và sau đó nổi các vết hồng ban trên cơ thể khi nhiệt độ giảm xuống. “Vết ban lúc đầu ở tai rồi lan ra mặt, cả ngực và lưng nữa. Ngoài sốt, cháu còn bị chảy nước mũi, mắt đỏ và ho liên tục” – chị H. nhớ lại.

BS Khanh cho biết, sốt phát ban hầu hết do nhiễm virus riêng trường hợp cháu trai con chị H. bị nhiễm virus đường hô hấp mà chủ yếu là virus sởi và virus gây bệnh rubella. Cũng bị sốt sau khi đi nhà trẻ về, con gái chị Mai 14 tháng tuổi, ngụ ở Tân An, Long An luôn có triệu chứng khó thở, thở nhanh, mệt mỏi, biếng chơi, mắt đỏ lơ mơ, sau khi có triệu chứng phát ban toàn thân mà vẫn sốt. Ngoài các triệu chứng phổ biến, trẻ bị bệnh sởi còn bị viêm đường hô hấp trên mà dễ thấy nhất là ho khan kéo dài, chảy nước mũi, viêm đường tiêu hóa nên trẻ không chịu ăn uống gì. Mắt bé bị đỏ và đổ ghèn là viêm kết mạc mắt nhưng rõ nhất là nổi ban đặc trưng.  

BS Trương Hu Khanh

BS Trương Hu Khanh khuyến cáo: “Đ hn chế tr b bnh si, tiêm vaccine là bin pháp phòng si an toàn nht. Tiêm vaccine phòng bnh si mũi đu khi tr đưc 9 tháng mũi th 2 khi tr đưc 18 tháng đ tăng kh năng min dch”.

Sởi là bệnh ít thấy ở người lớn nhưng rất thường gặp ở trẻ em nhất là trẻ thuộc nhóm tuổi từ 6-36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có sức đề kháng rất kém vì lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho trẻ đã giảm xuống đáng kể trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Một trẻ bị sốt phát ban ít nhất là một lần, thậm chí nhiều lần tùy theo tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết những nguyên nhân gây sốt phát ban cho trẻ là những virus lành tính, nếu được chăm sóc tốt bệnh có thể tự lành sau 5-7 ngày. Sởi là bệnh rất dễ lây nhiễm, nhất là trong môi trường có tính tập thể như nhà trẻ, trường học, trường mẫu giáo vì bệnh lây chính yếu qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi làm văng những giọt nước li ti, người lành hít phải sẽ bị nhiễm bệnh. Trước đây, bệnh sởi thường xuất hiện vào dịp đông xuân mùa cuối năm, những gần đây lại xuất hiện quanh năm do lây lan từ vùng này sang vùng khác. Theo BS Khanh, trẻ nhỏ thường mắc bệnh sởi là do miễn dịch kém sức đề kháng chưa cao nhất là trẻ dưới 12 tháng tuổi. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sởi dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm thường gặp như: viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não, tiêu chảy và có thể tử vong.

Không đ tr suy dinh dưng

Một câu hỏi được đưa ra là có nên dùng kháng sinh cho trẻ khi bị bệnh sởi? “Nếu trẻ bị nhẹ thì không nên dùng kháng sinh trừ khi trẻ đã bị bội nhiễm mới dùng thuốc kháng sinh. Chủ yếu là cho uống vitamin A để trẻ có sức đề kháng” – BS Khanh chia sẻ. Về kinh nghiệm dân gian kiêng cữ nắng, gió, tắm, ăn uống, vận động thì theo BS Khanh: “Khi trẻ bị bệnh sởi thì không được trùm kín chăn để che gió, không kiêng nước mà vẫn tắm rửa bình thường, nếu bé sốt cao thì lau nước ấm cố gắng giữ vệ sinh thân thể. Trẻ có thể bị nhiễm trùng do kiêng tắm rửa vì quá dơ bẩn”. Đối với cha mẹ, khi thấy trẻ có triệu chứng bệnh sởi như sốt cao liên tục, mệt mỏi kém ăn, sốt phát ban thì nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Tuy nhiên đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể phụ huynh tự chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ. Kịp thời cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt 38,5 độ C trở lên và cách ly trẻ bệnh với trẻ lành. Người lớn cần vệ sinh thân thể cho bé như tắm hàng ngày, tránh để lạnh. Thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ. Cắt móng tay để tránh bé gãi làm xước da. Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần tránh viêm kết mạc. Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn. Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý. Nên chọn lựa thức ăn mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Đặc biệt lưu ý không kiêng cữ ăn uống vì trẻ dễ bị suy dinh dưỡng sau khi hết bệnh, nếu suy dinh dưỡng thì trẻ lại bị bệnh nhiều hơn do sức đề kháng kém. Không ít đứa trẻ vì cha mẹ không biết chăm con mà phải chịu cái vòng luẩn quẩn không có lối thoát đó.

Bài, nh: Phương Đăng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)