Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Không chỉ hành tinh thứ 9, hệ Mặt trời có thể sở hữu hành tinh thứ 10, 11

Tạp Chí Giáo Dục

Các nhà khoa học đang cho rằng bên cạnh X – hành tinh thứ 9, hệ Mặt Trời của chúng ta còn có hành tinh Y, Z và thậm chí là nhiều hơn.
Một trong những thách thức lớn nhất trong năm 2016 của giới thiên văn học là chứng minh X – hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời là có thực.
Và kể từ khi đưa ra tuyên bố 99,99% X tồn tại, giới khoa học đã công bố nhiều nghiên cứu liên quan đến hành tinh này, bao gồm vị trí ước lượng của nó, và cách nó hình thành ở một nơi rất xa so với các hành tinh còn lại trong hệ Mặt trời (khoảng cách từ X đến Trái đất gấp 75 lần so với từ sao Diêm Vương).
Bên cạnh X, hệ Mặt trời còn có vài hành tinh giống như vậy nữa.
Bên cạnh X, hệ Mặt trời còn có vài hành tinh giống như vậy nữa.
Tuy nhiên mới đây, nghiên cứu của các nhà khoa học từ Tây Ban Nha và ĐH Cambridge (Anh) đã sử dụng một thuật toán mới và tính được rằng X không hề đơn độc. Theo Carlos de la Fuente Marcos – chủ nhiệm nghiên cứu, thì bên cạnh X sẽ có hành tinh thứ 10, 11 và thậm chí là nhiều hơn.
Nhưng Mike Brown – giáo sư của viện công nghệ California (Caltech), người đã đẩy sao Diêm Vương ra khỏi hệ Mặt trời lại không tin tưởng vào kết quả này. Ông cho rằng lúc này là quá sớm để kết luận có nhiều hơn một X, vì các nghiên cứu trước kia đã cho ra kết quả ngược lại.
6 vệ tinh của sao Hải Vương (ENTO).
6 vệ tinh của sao Hải Vương (ENTO).
Cụ thể hơn, các chuyên gia của Caltech đã đưa ra giả thuyết X có thực khi áp dụng thuật toán mô phỏng 6 vệ tinh của sao Hải Vương – hành tinh thứ 8 của hệ Mặt trời. Những vệ tinh này được gọi là ENTO.
Có điều, Carlos và Sverre J. Aarseth – chuyên gia tại Cambridge thì tính toán được rằng nếu chỉ có mình X, quỹ đạo của ENTO sẽ trở nên không ổn định. Chúng sẽ nhanh chóng bị đẩy ra khỏi hệ Mặt trời chỉ sau khoảng 1,5 tỉ năm, thay vì tồn tại đến tận ngày nay.
Có khá nhiều hành tinh tương tự như X, với quỹ đạo khá tương đồng.
Có khá nhiều hành tinh tương tự như X, với quỹ đạo khá tương đồng.
Điều này chứng tỏ rằng có khá nhiều hành tinh tương tự như X, với quỹ đạo khá tương đồng. Tuy nhiên, dù chỉ có X, hay có cả Y và Z nữa thì hiện thực vẫn không thể thay đổi, đó là chúng ta vẫn chưa thể quan sát và xác định được vị trí của chúng.
Đó chính là lý do chúng ta sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn nữa, nhằm hoàn thiện mục tiêu xác định được X ngay trong năm 2016.
TT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)