Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Không chỉ là cô giáo!

Tạp Chí Giáo Dục

Cô Nguyn Th Bích Liên cho hc sinh ung thuc theo đơn bác sĩ

Những đứa trẻ hay đã là thanh thiếu niên nhưng vẫn phải chăm sóc, nuôi dạy bằng chế độ, phương pháp vô cùng đặc biệt, từ kỹ năng đơn giản nhất đến phức tạp đều phải cầm tay chỉ việc. Trẻ nhận thức, tự làm được việc gì đó dù rất nhỏ nhưng là niềm hạnh phúc lớn của người đồng hành cùng các em trong hành trình hòa nhập đầy gian nan và thử thách.

Một ngày ở Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Q.Tân Bình (TP.HCM) phần nào hiểu và cảm thông nỗi vất vả, hy sinh của giáo viên đã dành cả tuổi thanh xuân của mình cho những đứa học trò kém may.

Không d dàng hp tác đòi hi cô phi chu khó và kiên nhn. (Trong nh: Cô Nguyn Th D Hương can thip cho tr khó khăn ngôn ng)

Cô Nguyn Th Hip, giáo viên lp 1C đang hưng dn cho hc sinh làm tranh đính đá

Cô Nguyn Th Huyn Trân – cô Nguyn Th M Phương, giáo viên lp Mm non 1 vi hc sinh trong gi hc to hình cũng là ngưi chăm sóc các em

Được biết, trung tâm hiện có 24 giáo viên nuôi dạy 160 trẻ. Ngày làm việc bắt đầu từ 6 giờ 30 sáng, các cô vào nhiều vai cùng lúc để dạy dỗ, chăm sóc và trị liệu trẻ khuyết tật trí tuệ, trong đó có rối loạn tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển, Down, ADHD (tăng động giảm tập trung)…

Dạy và chăm sóc một đứa trẻ bình thường đã khó, với trẻ khuyết tật trí tuệ càng khó hơn bởi ngoài chuyên môn, đòi hỏi phải có lòng yêu thương trẻ, chữ tâm trong công việc, chấp nhận hy sinh nhiều thứ…

Xong các công vic, cô Thúy vào vai bo mu, phc v cho các em gi ăn trưa

Vì ở môi trường đặc biệt, công việc của các cô cũng không giống công việc ở bất cứ môi trường giáo dục nào. Mỗi cô có thể làm nhiều việc cùng lúc như dạy các bài tập vận động, dạy văn hóa, dạy kỹ năng sống, làm đồ dùng dạy học cho đến phục vụ, bảo mẫu, dạy các em trong hoạt động lao động. Đấy là chưa kể lúc các em đau bệnh. Mỗi trẻ là một tình trạng bệnh, một hoàn cảnh đáng thương, có hành vi, tâm tính lạ lùng nên phương pháp tiếp cận, giáo dục cũng khác nhau. Bấy nhiêu đấy cũng đủ thấy tình thương mà các cô đã dành cho trẻ lớn đến nhường nào.

Tp th dc đu gi, hot đng đơn gin nhưng vi tr khuyết tt trí tu, giáo viên cũng phi toát m hôi

Cô Phm Th Minh Hng, giáo viên lp 1A5 dy hc sinh k năng chuyn bóng qua đu

Cô Nguyn Th Thanh Thúy, giáo viên lp tiu hc 1 tp múa cho hc sinh

Cực nhọc, hy sinh là vậy nhưng mức lương nhận được rất khiêm tốn, dù có bằng đại học nhưng chỉ hưởng hệ số lương trung cấp. Được biết, không ít cô có công việc tương tự ở một môi trường khác với mức lương khá hơn nhiều nhưng họ tự giữ mình lại đây với các em bởi đơn giản ai cũng từ chối công việc này ai sẽ là người đồng hành với các cháu khuyết tật trong hành trình hòa nhập.

Kết thúc gi hc văn hóa, cô cùng trò làm nông dân

Cô Lê Thị Kim Chi (Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Q.Tân Bình) chia sẻ: Đội ngũ giáo viên của trung tâm có tình thương yêu học sinh, không ngại khó, luôn tận tâm trong công việc với mong muốn các em sớm tự tin hòa nhập và tự lập từ những công việc đơn giản.

Bài, nh: Trn Tuy An

 

 

 

Bình luận (0)