Khi mới đưa vào giảng dạy theo hệ thống tín chỉ cách đây gần 1,5 thế kỷ, ĐH Harvard cũng gặp những khó khăn như thiếu phòng học, và chưa phải là một cơ sở đào tạo “kếch xù” như hiện nay. Vì thế, không thể chờ "giàu có" rồi mới làm tín chỉ. Ông Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD – ĐT), chuyên gia về đào tạo tín chỉ cho biết.
> Đào tạo tín chỉ, dục tốc khó đạt
> Thầy hụt hơi, trò quen đối phó
> Hơn 80% sinh viên tốt nghiệp khá, Trường Sư phạm loay hoay
> 1 cố vấn "cõng" 100 sinh viên
Tận dụng các phòng lớn để học lý thuyết, xây dựng thêm phòng nhỏ để thảo luận là bước đi thích hợp trong lộ trình chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Ảnh: Lan Hương. |
Lớp học "tĩnh" sẽ gồm những môn bắt buộc phải học theo thời khóa biểu cứng. Còn lớp học "động" là cho SV tự đăng ký môn học, giờ học. Tùy theo điều kiện của trường mà khối lượng lớp "động", lớp "tĩnh" được mở rộng ra hay thu hẹp lại.
Theo cách hiểu này thì ngay từ năm 1989, các trường ĐH Việt Nam đã bước một chân vào đào tạo theo tín chỉ vì đã tiến hành đánh giá theo từng môn học và học phần, kiến thức được cấu trúc thành các modul và đơn vị đo lường modul là học trình.
Học chế tín chỉ mới chỉ là bước khởi đầu để chuyển sang hệ thống tín chỉ. Các trường ĐH, CĐ ở Việt Nam hiện nay có thể chuyển sang học chế tín chỉ ngay nhưng phải mất trung bình 10 năm mới xây dựng được hệ thống tín chỉ hoàn thiện với 12 đặc điểm:
1. Đòi hỏi SV phải tích luỹ kiến thức theo từng học phần. 2. Kiến thức cấu trúc thành các modul (học phần). 3. Quy định khối lượng kiến thức phải tích luỹ cho từng văn bằng. Xếp năm học của người học theo khối lượng tín chỉ tích luỹ. 4. Chương trình đào tạo mềm dẻo: cùng với các học phần bắt buộc còn có các học phần tự chọn. 5. Đánh giá thường xuyên, thang điểm chữ, điểm trung bình tốt nghiệp >= 2.00. 6. Dạy học lấy SV làm trung tâm. 7. Đơn vị học vụ là học kỳ. 8. Ghi danh học đầu mỗi học kỳ, lớp học tổ chức theo mỗi học phần. 9. Có hệ thống cố vấn học tập. 10. Có thể tuyển sinh theo học kỳ. 11. Không thi tốt nghiệp, không tổ chức bảo vệ khoá luận tốt nghiệp đối với chương trình ĐH hoặc CĐ. 12. Chỉ có 1 văn bằng chính quy đối với 2 loại hình tập trung và không tập trung. |
Lan Hương (Vietnamnet)
Bình luận (0)