Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Không chọn ngành nghề theo cảm tính

Tạp Chí Giáo Dục

Lĩnh vc xã hi, nht là báo chí – truyn thông hin đưc nhiu hc sinh lp 12 quan tâm, đt câu hi trong chương trình hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 13 năm hc 2020-2021 do Báo Giáo dc TP.HCM t chc. Chương trình có s phi hp ca S GD-ĐT TP.HCM, ĐHQG TP.HCM, Trung tâm Phát trin GD-ĐT phía Nam (B GD-ĐT) cùng s đng hành ca Trưng ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và Trưng ĐH Công ngh TP.HCM.


Hc sinh cui cp không nên chn ngành ngh hc theo xu hưng. Trong nh: Chuyên gia tư vn gii đáp thc mc ca hc sinh Trưng THPT Gia Đnh (Q.Bình Thnh) trong chương trình tư vn hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 13

Theo các chuyên gia tư vấn, báo chí – truyền thông là một ngành nghề rất đặc thù, ngoài hiểu biết xã hội cao, người theo ngành nghề này phải có trách nhiệm xã hội lớn thể hiện qua các sản phẩm của mình; do vậy, đừng ồ ạt chọn ngành nghề này theo xu hướng.

Hc sinh ít chn ban xã hi

Tại Trường THPT Trưng Vương (Q.1, TP.HCM), cô Lê Tường Quyên (Phó Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, năm học này không có học sinh lớp 12 đăng ký học ban xã hội. Thực trạng này giống như năm học trước. “Dù không đăng ký theo ban xã hội ngay từ đầu năm học nhưng khi tiến hành làm hồ sơ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, các em vẫn đăng ký các ngành nghề liên quan đến xã hội như báo chí – truyền thông… Bởi nhiều ngành nghề thuộc lĩnh vực xã hội nhưng vẫn xét tuyển những tổ hợp có liên quan đến khối tự nhiên”, cô Quyên cho biết. Trong khi đó, Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) có khoảng 5 lớp đăng ký học ban xã hội. Theo cô Hoàng Thị Thanh Vân (Phó Hiệu trưởng nhà trường), so với ban tự nhiên thì số học sinh đăng ký học ban xã hội ít hơn. Tuy nhiên, sự quan tâm của các em đối với các ngành nghề thuộc lĩnh vực xã hội thì lại ngày càng nhiều. “Báo chí – truyền thông là một trong những lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của học sinh hàng năm. Trong những lần nhà trường tổ chức hướng nghiệp, đây cũng là ngành nghề được các em đặt nhiều câu hỏi”, cô Vân cho hay. Tương tự, tỷ lệ học sinh lớp 12 theo học ban tự nhiên và ban xã hội tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM) cũng có sự chênh lệch rất lớn. Theo thống kê của nhà trường, chỉ có 2/15 lớp chọn ban xã hội (13 lớp còn lại đăng ký học ban tự nhiên). “Ở học kỳ I, học sinh sẽ học đều tất cả các môn. Bước sang học kỳ II, việc học tăng cường các bộ môn theo khối thi mới được triển khai; tuy nhiên vẫn đảm bảo đủ thời lượng số tiết của học sinh ở các môn còn lại”, cô Vũ Thị Ngọc Dung (Hiệu trưởng nhà trường) thông tin.

Theo cô Dung, việc học sinh đăng ký học ban xã hội ít không có nghĩa là sự quan tâm về nghề nghiệp của các em dành cho lĩnh vực xã hội ít. Trong mùa tuyển sinh năm 2020, tỷ lệ học sinh lớp 12 của trường đăng ký xét tuyển vào các ngành nghề, lĩnh vực mang tính xã hội còn lớn hơn lĩnh vực kinh tế, tài chính. Lý do là các ngành nghề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội hiện nay rất đa dạng, vị trí việc làm cũng phong phú và nhất là phương thức tuyển sinh của các trường ĐH với khối ngành nghề này không còn cứng nhắc – đa dạng về hình thức xét tuyển, các tổ hợp đăng ký xét tuyển cũng linh hoạt.

Đng chn ngành ngh theo trào lưu

Thực tế cho thấy, trong quá trình tổ chức hướng nghiệp tại các trường THPT, những ngành nghề mà học sinh lớp 12 quan tâm nhiều đều liên quan đến lĩnh vực xã hội, nhất là báo chí – truyền thông, truyền thông đa phương tiện… “Vài năm trở lại đây, lĩnh vực báo chí – truyền thông được học sinh cuối cấp tìm hiểu nhiều. Điểm chuẩn tuyển sinh ngành này của các trường ĐH đều ở mức cao, tăng theo hàng năm. Trong mùa tuyển sinh vừa qua, ngành này có mức điểm chuẩn tăng chóng mặt, đứng đầu trong danh sách các ngành có điểm chuẩn cao nhất do có số thí sinh đăng ký xét tuyển quá cao”, TS. Phạm Tấn Hạ (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TP.HCM) nhận định. Bên cạnh đó, TS. Hạ cho rằng trong bối cảnh học một ngành có thể làm được nhiều nghề, việc học sinh quan tâm nhiều đến lĩnh vực xã hội có thể là một tín hiệu vui trong đào tạo, chứng tỏ sức hút cũng như những nhìn nhận, quan điểm về ngành nghề trong mắt học sinh đã thay đổi. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức trong đào tạo, tuyển sinh của các trường ĐH. “Tới đây, đối với lĩnh vực báo chí – truyền thông, bên cạnh sử dụng điểm thi, học bạ, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM dự kiến sẽ có thêm một kỳ thi đánh giá năng khiếu để sàng lọc thí sinh phù hợp. Có thể thí sinh trải qua bài test nhỏ về năng lực báo chí, kiểm tra sự phù hợp của các em đối với lĩnh vực này để chọn ra những thí sinh thích hợp nhất”, TS. Hạ tính toán.

Theo TS. Hạ, học sinh không nên chọn ngành nghề theo xu hướng, dựa trên những đánh giá cảm tính, những mặt “hào quang” mà quan trọng nhất là chọn ngành nghề bằng sự phù hợp. “Báo chí là một ngành nghề đòi hỏi trách nhiệm xã hội rất cao. Đây có thể được coi là một ngành nghề đặc thù, không chỉ am hiểu nhiều lĩnh vực xã hội, chuyên môn mà còn thực hiện trọng trách, vai trò với xã hội qua từng sản phẩm của mình”, TS. Hạ chia sẻ.

Trong khi đó, ThS. Đoàn Thanh Phong (Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Truyền thông Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho hay, để có thể theo đuổi lĩnh vực báo chí – truyền thông, ngoài năng lực học tập của bản thân phải ở mức khá trở lên, thí sinh phải có thêm các tố chất của ngành như sự sáng tạo, chịu được áp lực công việc cao, có trách nhiệm, nhiệt tình, năng động… “Đây là ngành nghề làm việc nhiều với con người. Vì thế, thí sinh cần phải có khả năng giao tiếp tốt, nhạy bén trong nhìn nhận, phân tích các vấn đề. Chọn ngành nghề cần phải nhìn vào tố chất, soi rọi tố chất, tính cách bản thân với tố chất của ngành nghề chứ không nên chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài của ngành nghề”, ThS. Phong nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)