Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Không chủ quan, lơ là trong việc học

Tạp Chí Giáo Dục

T đu năm hc lp 9, em đã đưc các thy cô b môn khuyên nên tp trung ôn tp t sm đ không có cm giác “mông lung” hay b “hng” kiến thc. Trên lp, dù có đt đim cao trong các k kim tra, thi hc k thì em vn luôn c gng trau di và ôn tp kiến thc k càng.

Phạm Bảo Ngọc nhận bằng tốt nghiệp THCS 

Đó là chia sẻ của em Phạm Bảo Ngọc (cựu học sinh Trường THCS Bình Thọ, TP.Thủ Đức – hiện học lớp 10CT1 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Q.5) về sự chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại TP.HCM năm 2024.

Xác đnh mc tiêu rõ ràng

Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại TP.HCM năm 2024, Bảo Ngọc đạt tổng điểm 34,25 (tiếng Anh 9,25; ngữ văn 8,5; toán 8,5; toán chuyên 8). Để đạt được kết quả này, Bảo Ngọc đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi. Theo đó, từ đầu năm học lớp 9, các giáo viên bộ môn đã nhắc nhở em và các bạn không được chủ quan trong thi cử, phải tập trung ôn tập từ sớm để vững vàng kiến thức, không nên có tâm lý lo sợ “hổng” kiến thức… Cạnh đó, em cũng luôn tự nhắc nhở bản thân không được lơ là trong việc học mà phải cố gắng trau dồi và ôn tập kiến thức kỹ càng hơn. Khi học trên lớp hay ôn tập ở nhà, Bảo Ngọc đặc biệt chú ý nắm rõ các kiến thức cơ bản. Nếu có chỗ nào còn khó hiểu, chưa hiểu, em hỏi lại thầy cô ngay lập tức để tránh trường hợp quên, dần dần mất căn bản khiến việc học về sau trở nên khó khăn. “Ngoài việc học lý thuyết thì em còn làm rất nhiều bài tập, tiếp xúc với nhiều dạng đề thi, câu hỏi khác nhau. Việc này giúp em thuần thục hơn các kiến thức đã học”, Bảo Ngọc nói.

Bảo Ngọc (thứ hai, phải qua) cùng bạn học năm lớp 9

Trong quá trình ôn tập và luyện đề thi, đôi lúc điểm của Bảo Ngọc chỉ ở mức 6-7 trong mấy đề liền khiến em có hơi quan ngại. Nhưng thay vì lo lắng, né tránh sự thật thì em đọc và xem xét kỹ các lỗi sai, ghi chú lại để nhắc nhở bản thân không mắc lỗi nữa. Ngoài ra, các lời góp ý, đánh giá đôi khi hơi khắt khe, nghiêm ngặt của thầy cô là những bài học vô cùng đáng quý, ghi sâu vào tâm trí, giúp em không mắc lại những sai lầm trong quá trình ôn tập, đặc biệt là khi làm bài thi. Bảo Ngọc cho rằng muốn thi đậu vào trường chuyên, bản thân mỗi học sinh phải xác định mục tiêu rõ ràng. “Với bản thân em, em đã xác định mục tiêu, ngôi trường, ngưỡng điểm mà mình muốn đạt từ đầu năm học lớp 9. Em thấy điều này là vô cùng quan trọng để mình biết rõ điểm đến là gì, mình còn cần những gì, còn thiếu những gì…, từ đó nỗ lực và cố gắng nhiều hơn nữa cho mục tiêu vào ngôi trường THPT mơ ước”, Bảo Ngọc chia sẻ.

Do đã có sự chuẩn bị và đặt mục tiêu rõ ràng nên trong quá trình ôn luyện cũng như khi bước vào phòng thi, Bảo Ngọc luôn tin tưởng bản thân có thể làm được và giữ cho mình tâm thế bình tĩnh, không lo sợ trước khi thi. “Chúng ta phải giữ tâm lý thật vững vàng, không để các lời bàn tán xung quanh ảnh hưởng đến bản thân như: Dự đoán năm nay đề thi sẽ khó; tỷ lệ chọi năm nay sẽ cao hơn năm rồi… Bởi em quan niệm, nếu mình học chắc, học kỹ, học đủ thì không có gì phải lo lắng”, Bảo Ngọc lưu ý.

Không gây áp lc cho bn thân

Để có sức khỏe tốt vượt qua áp lực của kỳ thi, Bảo Ngọc chú trọng đến việc ăn uống đầy đủ chất. Cụ thể, em ăn đầy đủ các bữa, lựa chọn các món ăn có nhiều chất dinh dưỡng, bồi bổ cho sức khỏe. Đồng thời, em cũng uống thêm các loại sữa, thực phẩm bổ sung năng lượng, tốt cho sức khỏe. Theo Bảo Ngọc, ngoài ra việc giữ gìn sức khỏe tốt thì tinh thần luôn trong trạng thái vui vẻ cũng vô cùng quan trọng. Với em, thời gian ôn thi tuyển sinh với bạn bè là những ngày tháng khó quên nhất. Bởi vào những lúc ôn thi căng thẳng thì bạn bè chính là những người giúp em cảm thấy thoải mái, vui vẻ sau hàng giờ luyện đề. “Để giữ được tinh thần ổn định, em không gây áp lực cho bản thân; em cố gắng học tập hết sức, không bỏ cuộc với tâm thế: Nếu mọi thứ không diễn ra như mình mong muốn thì cũng chẳng sao cả, bởi không có lựa chọn này thì sẽ có lựa chọn khác. Với em, đây là lối nghĩ mấu chốt giúp bản thân vượt qua những áp lực vô hình của kỳ thi tuyển sinh. Không những thế, em còn trò chuyện, bày tỏ những khó khăn, áp lực thi cử để ba mẹ thấu hiểu, đồng cảm và động viên em trong suốt thời gian chuẩn bị cho kỳ thi”, Bảo Ngọc chia sẻ.

Bảo Ngọc (hàng thứ tư, bên trái) chụp ảnh lưu niệm cùng giáo viên chủ nhiệm và các bạn trước kỳ thi tuyển sinh 10

Trao đổi về cách thức đặt nguyện vọng trường, Bảo Ngọc cho biết em chọn nguyện vọng dựa trên những mong muốn từ mục tiêu đã đề ra đầu năm học và khả năng, thực lực của bản thân. Theo đó, với nguyện vọng chuyên và nguyện vọng 1 (thường), em chọn trường dựa trên niềm yêu thích ngôi trường. Còn các nguyện vọng 2, 3 (thường), em chọn dựa trên các hoat động ngoại khóa, khoảng cách từ nhà đến trường cũng như xem xét để đảm bảo 3 nguyện vọng không quá gần điểm.

Việc lựa chọn nguyện vọng trường của Bảo Ngọc thuận lợi là nhờ sự hỗ trợ của thầy cô ở trường và gia đình. Nhưng em chỉ tham khảo, sau đó tự chỉnh sửa nguyện vọng phù hợp với bản thân. Bảo Ngọc lưu ý, nếu giữa ba mẹ và con cái không có sự đồng thuận trong việc lựa chọn nguyện vọng trường thì chúng ta phải đưa ra những lý do hợp lý nhất để thuyết phục ba mẹ. Bên cạnh đó, chúng ta phải nghĩ cách giải quyết vấn đề, hay đề xuất ra giải pháp để ba mẹ không phải bận tâm nữa. Đặc biệt, để chứng minh cho ba mẹ thấy khát khao được vào ngôi trường mơ ước đó, chúng ta còn phải khẳng định mình có thực lực, khả năng để ba mẹ tin tưởng và thay đổi suy nghĩ.

Bài, ảnh: Thúy Kiu

Bình luận (0)