Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Không chủ quan trong tổ chức thi THPT quốc gia 2019

Tạp Chí Giáo Dục

Vic chun b cho k thi THPT quc gia sp ti dù có chu đáo đến my cũng tuyt đi không đưc ch quan, vì bt k mt s ch quan nào đu có nguy cơ dn đến sai sót. Khâu thanh tra, kim tra phi đưc coi trng.

Thí sinh tham gia k thi THPT quc gia năm 2018

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh điều này tại Hội nghị trực tuyến về thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH-CĐ 2019 do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 14-5 với sự tham gia của đại diện sở GD-ĐT các tỉnh thành.

Theo Bộ trưởng, thanh tra kiểm tra là khâu không thể thiếu trong mọi quy trình. Dù có chuẩn bị kỹ đến đâu nhưng thiếu thanh, kiểm tra (một cách đúng quy trình, trong đó từng bước phải đầy đủ, đáp ứng yêu cầu, bám sát quy chế…) sẽ dẫn đến bị sót hoặc có những lỗ hổng. Bộ trưởng đề nghị các sở GD-ĐT một mặt chỉ đạo những đơn vị, cá nhân tham gia nắm chắc quy chế, phân công, phân nhiệm, tập huấn để hiểu rõ chức năng nhiệm vụ, quy trình phối hợp nhưng mặt khác Bộ trưởng cũng quan tâm đến công tác thanh tra kiểm tra của Ban chỉ đạo đối với việc phân công đó.

“Chúng ta còn hơn 1 tháng nữa sẽ tổ chức thi THPT quốc gia, do vậy thời gian này tôi đề nghị các đồng chí dành thời gian thêm để quan tâm đến nhiệm vụ này, trong đó tập huấn và đi kiểm tra thanh tra… Tới đây, các thành viên Ban chỉ đạo Trung ương sẽ về làm việc với địa phương, đề nghị các đồng chí trước khi đi thanh tra, kiểm tra phải thống nhất với địa phương các tài liệu nội dung và theo quy trình kiểm tra, từng khâu từng bước. Chúng ta phải tính tới những động tác nhỏ nhất, thừa còn hơn thiếu để khi vào kỳ thi được chủ động” – Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cũng nhìn nhận, không ai truyền thông tốt hơn bằng chính các thầy cô giáo, do đó, đề nghị lãnh đạo các sở GD-ĐT làm việc với hiệu trưởng các trường để trao đổi với thầy cô giáo thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, hướng đến việc thi cử nhẹ nhàng, tạo yên tâm cho phụ huynh, tránh căng thẳng.

Với tinh thần đó, Bộ trưởng bày tỏ tin tưởng kỳ thi năm nay đạt được mục tiêu đề ra là giảm áp lực, an toàn, công bằng, khách quan, từ đó tạo niềm tin cho xã hội cũng như làm tốt nhiệm vụ của đổi mới căn bản toàn diện. Việc tổ chức thi và kiểm tra đánh giá tốt sẽ là cơ sở thực hiện nhiều nhiệm vụ không kém quan trọng khác.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cũng đề cập những nội dung mà Ban chỉ đạo thi ở các địa phương cần tiếp tục triển khai, trong đó, để tổ chức thi nghiêm túc nhưng không căng thẳng, mỗi cá nhân cần làm đúng và làm tròn trách nhiệm của mình; phòng là chính, khi xảy ra sự việc phải xử lý chặt chẽ, đúng quy chế.

Thứ trưởng cũng đề nghị các địa phương đặc biệt quan tâm đến công tác tập huấn đội ngũ cán bộ giáo viên. Việc tổ chức thi đã diễn ra nhiều năm nay, nhiều người cũng đã có kinh nghiệm tuy nhiên không nên chủ quan, do mỗi kỳ thi đều có những đặc điểm mới, tình hình mới, đòi hỏi phải nắm chắc quy chế, từ đó làm chủ công việc.

Về nội dung tập huấn, Thứ trưởng cho rằng các địa phương đã làm bài bản, tuy nhiên việc phối hợp tập huấn cho giảng viên coi thi cần được sở GD-ĐT và trường ĐH tổ chức chặt chẽ. Bên cạnh đó, các địa phương cần quan tâm kỹ đến những điều kiện tổ chức thi, lựa chọn đủ giảng viên tham gia, việc lựa chọn giảng viên coi thi phải đảm bảo nghiêm túc trách nhiệm, chuyên môn nghiệp vụ cao. Về cơ sở vật chất, an ninh, an toàn, cần quan tâm tường rào trường thi, tránh để xảy ra tình trạng quạt trần… rơi xuống lúc thí sinh thi. Các địa phương cần quan tâm đến an ninh, phân luồng đảm bảo an toàn giao thông cho thí sinh dự thi; có phương án dự phòng trường hợp cúp điện, thành lập đội y tế thường trực 24/24 giờ…

Việc chấm thi năm nay cố gắng sẽ quyết liệt, khách quan; khâu coi thi để phòng xảy ra trường hợp phức tạp, chú ý tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Những vấn đề mang tính kỹ thuật, Thứ trưởng đề nghị các địa phương chuẩn bị triển khai thật kỹ, tập trung vào những sửa đổi trong quy chế mới, từ việc chuẩn bị camera đến dán băng dính vào túi bài thi…

Mê Tâm

 

Bình luận (0)