Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Không chuyển đổi xanh: Nhiều doanh nghiệp lao đao vì thiếu đơn hàng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ông Võ Trí Thành – nguyên Phó Vin trưng Vin Nghiên cu qun lý kinh tế Trung ương – tâm tư: “Va qua, trong bi cnh khó khăn, nếu doanh nghip (DN) chuyn đi xanh (CĐX) tt thì đơn đt hàng có th không gim mnh như vy, nht là đi vi các ngành xut khu ch lc như dt may, da giày, đ g…”. Theo đó, ông Thành kêu gi các DN hãy t cu mình bng cách CĐX.


Hin c nưc mi ch có 5% doanh nghip chuyn đi xanh

CĐX là xu hướng chuyển dịch tất yếu của thị trường thế giới, buộc cộng đồng DN phải nắm bắt và thay đổi kịp thời để bắt nhịp con đường tăng trưởng, phát triển bền vững. Tuy nhiên, không phải DN muốn chuyển đổi thì sẽ “xanh” được, có không ít DN đã thất bại…

Mi có 5% doanh nghip chuyn đi xanh

Theo một số chuyên gia, CĐX là đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng, của thị trường nhập khẩu hàng hóa Việt Nam. Vì vậy, DN cần nắm bắt và thay đổi kịp thời để đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, theo ông Thành, hiện DN xuất khẩu Việt Nam mới chỉ đạt được 5% các tiêu chuẩn xanh đúng nghĩa.

Hướng đến phát triển bền vững, từ nhiều năm nay Công ty nhựa Duy Tân đã đầu tư giảm thải khí carbon với tiêu chí 3 không: “Không nước thải, không khí thải, không rác thải”.

Ông Lê Anh – Giám đốc phát triển công ty – cho biết, công ty đang thu gom các chai nhựa sau sử dụng trên thị trường để tái chế, cung cấp các chai đáp ứng về tiêu chuẩn thực phẩm cho một số DN lớn trên thị trường.

NS BlueScope Việt Nam cũng đang tích cực CĐX hướng đến giảm khí thải carbon bằng 0. Bà Lâm Tố Trinh – Phó Tổng Giám đốc Sáng tạo Đổi mới và Phát triển kinh doanh của công ty – chia sẻ, đây là chặng đường dài, cần chia nhỏ từng giai đoạn nếu DN chưa có nhiều kinh phí để thực hiện. Tại NS BlueScope Việt Nam, ngay từ giai đoạn đầu tư công ty đã hướng đến quy trình sản xuất tiết kiệm năng lượng, giảm thải khí carbon. Công ty phấn đấu đến 2030 nếu thay đổi được quy trình công nghệ hiện đại hơn, sử dụng gas, nhiệt điện ít hơn thì sẽ giảm được 30% phát thải carbon trong dây chuyền sản xuất thép và phấn đấu đến năm 2050 phát thải carbon bằng 0.

Ông Tan Boon Thor – Giám đốc khối Bất động sản Thương mại và Quản lý thiết kế tại Frasers Property Vietnam – cho hay, DN cần bám 3 trụ cột để tiến tới tăng trưởng xanh, đó là tăng cường hành động, đổi mới sáng tạo, đầu tư có trách nhiệm; sử dụng tài nguyên có trách nhiệm; lấy con người làm trọng tâm, tức thay đổi hành vi từ nhân viên đến quản lý.

Bà Emily Hamblin – Tổng lãnh sự quán Anh tại TP.HCM – cho rằng, đầu tiên DN cần đặt ra lộ trình chuyển đổi phù hợp. Đồng thời, nắm bắt sự tiếp cận dựa trên nguồn lực xã hội; tận dụng mối quan hệ hợp tác, nhất là khối tư nhân để có được tài chính xanh đưa vào thực hiện.

Doanh nghip cn mt khung pháp lý minh bch

Việt Nam đang hành động mạnh mẽ để thực hiện mục tiêu phát thải carbon bằng 0 đến năm 2050. Hiện nay, Chính phủ đang tiếp tục hoàn thiện các khung pháp lý, chính sách để hỗ trợ cho quá trình CĐX hướng đến phát triển bền vững. Tuy nhiên, đại diện nhiều DN cho rằng, điều đó chưa đủ mà cần phải có sự hỗ trợ cụ thể, trong đó hỗ trợ quan trọng nhất là một khung pháp lý minh bạch.

Bà Trinh cho rằng, Chính phủ đã có những yêu cầu rất rõ nét. Cụ thể với những DN như NS BlueScope Việt Nam, yêu cầu phải khai báo phát thải carbon trên các sản phẩm 2 năm 1 lần. Đây cũng là cơ sở để Chính phủ đưa ra những quyết định và giới hạn thương mại. Tuy nhiên, nếu sau này áp dụng rộng rãi thì cần có những quy định về giới hạn, thương mại cho từng DN, ngành nghề một cách hợp lý. Đơn cử ngành thép, phát thải carbon rất nhiều, nếu quy định không phù hợp cho riêng ngành thép sẽ là thách thức, khó khăn. Và khi triển khai cần có sự thống nhất giữa các bộ, ban ngành với quy trình đơn giản; không nên để DN phải làm nhiều bước, nhiều lần, thiếu hướng dẫn dẫn đến loay hoay trong cách làm và không đạt yêu cầu.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, TP.HCM xác định CĐX, phát triển bền vững sẽ là xu hướng chủ đạo trong thời gian tới. Cuối năm 2022, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 31 về định hướng phát triển TP.HCM và gần đây Quốc hội có Nghị quyết 98 về cơ chế chính sách đột phá phát triển TP.HCM. Đây là những định hướng, khung pháp lý về thể chế giúp TP.HCM có điều kiện hơn trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững để triển khai quá trình CĐX được nhanh chóng hơn và thuận lợi hơn.

“Chúng tôi đang rà soát chiến lược quy hoạch, đặc biệt ban hành các hệ thống chính sách hướng tới CĐX và phát triển bền vững. Các chính sách tập trung hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi năng lượng, công nghệ, mô hình sản xuất, tiêu dùng. Theo đó DN là trung tâm và được tiếp cận chính sách này; DN là người đi đầu trong việc thực hiện chuyển đổi. Vì vậy, TP mong muốn nhận được ý kiến góp ý để sớm hoàn thiện định hướng và thể chế chính sách cho CĐX và phát triển bền vững”, ông Mãi nói.

Đồng quan điểm, ông Hà Đăng Sơn – Phó Giám đốc Kỹ thuật chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam II – cho biết, DN phải theo nguyên tắc thị trường, chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Tuy nhiên sự chênh giữa các văn bản pháp lý đang tạo ra rào cản rất lớn trong thu hút đầu tư năng lượng tái tạo. Do đó, cần hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống liên quan đến pháp luật và thể chế để làm sao pháp luật phải mang tính thúc đẩy. Việc diễn giải các văn bản pháp lý cần có sự thống nhất, đồng bộ từ Trung ương để DN tránh rủi ro.

Ngoài khung pháp lý minh bạch, nhiều ý kiến cho rằng cần thêm những cơ chế phối hợp ứng dụng công nghệ, hợp tác đào tạo giữa các quốc gia trong việc thực hiện CĐX. Đặc biệt, nguồn vốn đầu tư CĐX thực sự là thách thức không nhỏ của nhiều DN, vì vậy đòi hỏi phải có cơ chế đưa dòng tiền vào quá trình CĐX.

“Chi phí CĐX rất cao, đòi hỏi từ đào tạo kỹ năng mới, công nghệ mới, chất quản trị mới. Chưa kể, thực hiện chuyển đổi trên nhiều lĩnh vực sẽ có những rủi ro. Vậy nên phải làm sao cân bằng giữa tiềm năng, lợi ích, rủi ro phát sinh với chi phí chuyển đổi”, ông Thành nói.

Phú Cát

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)