Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Không có điểm dừng trong cơ hội việc làm ngành CNTT

Tạp Chí Giáo Dục

90% các trưng ĐH hin nay có đào to nhóm ngành v công ngh thông tin (CNTT). Trong thi hi nhp gn vi 4.0, cơ hi vic làm trong lĩnh vc CNTT là không có đim dng. Tuy nhiên, đòi hi ngưi hc nhiu k năng.

Các chuyên gia trong chương trình tư vn trc tuyến 2020 “Đúng ngành ngh – Sáng tương lai” lúc 10 gi ngày 25-2 ti Báo Giáo dc TP.HCM

Những nội dung này được đưa ra trong chương trình tư vấn trực tuyến 2020 “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” với chủ đề “Công nghệ thông tin trong thời kỳ hội nhập”. Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức với sự đồng hành của ĐH Văn Hiến, ĐH Việt Đức…, được phát sóng trực tiếp trên Fanpage Báo Giáo Dục TP.HCM, Trường ĐH Văn Hiến, ĐH Việt Đức. Chương trình cũng cung cấp nhiều điểm mới trong đề án tuyển sinh của các trường ĐH trước ảnh hưởng dịch Covid-19, tư vấn cách lựa chọn ngành nghề…

Trưng ĐH kéo dài thi gian tuyn sinh

Ông Trần Mạnh Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh, ĐH Văn Hiến thông tin, năm 2020, đề án tuyển sinh của trường có sự khác biệt so với các năm trước khi bổ sung thêm phương thức tuyển thẳng dành cho đối tượng HS giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, tạo thành 5 phương thức xét tuyển bên cạnh những phương thức truyền thống: Xét học bạ THPT; điểm thi THPT quốc gia; kết quả thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.HCM; Kỳ thi riêng dành cho 2 ngành đặc thù là thanh nhạc và piano.

“Trước tình hình dịch Covid-19, ĐH Văn Hiến cũng có sự điều chỉnh trong đề án xét tuyển, phù hợp với các mốc thời gian thay đổi của bộ. Thí sinh nên cập nhật thường xuyên những thay đổi này trực tiếp tại trang web chính thống của các trường mình quan tâm”. Riêng ngành CNTT, với bề dày hơn 20 năm đào tạo, năm 2020, ĐH Văn Hiến duy trì 4 phương thức xét tuyển. ĐH Văn Hiến cũng hỗ trợ người học thay đổi ngành học ngay cuối HKI mỗi năm học thông qua những môn trải nghiệm ngành. Theo ông Thái, công việc trong khối ngành này rất đa dạng, vấn đề là thái độ để đón nhận công việc như thế nào.

Mùa tuyển sinh năm 2020, Trường ĐH Việt Đức công bố, công tác tuyển sinh sẽ kéo dài hơn các năm khác. Tuy nhiên, phương án tuyển sinh không thay đổi, duy trì 4 phương thức: Thi tuyển riêng vào tháng 5; Xét điểm thi THPT quốc gia; Tuyển thẳng HS đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích cấp quốc gia và quốc tế; chứng chỉ quốc tế. Song, yêu cầu đầu vào phải có IELTS từ 5.0 trở lên.

“Năm học tới, trường tuyển sinh với 5 nhóm ngành khoa học công nghệ, trong đó chuyên sâu khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm, ngoài ra là 3 ngành học khác: kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật xây dựng và kiến trúc. Mục tiêu đào tạo các chương trình kỹ thuật công nghệ khác của trường đều có hàm lượng lớn liên quan đến CNTT và khoa học, kỹ thuật máy tính…”, TS. Hà Thúc Viên, Phó Hiệu trưởng ĐH Việt Đức thông tin. Ngoài ra, TS. Viên cho biết, trong chương trình đào tạo nhà trường hỗ trợ thí sinh chuyển đổi ngành đào tạo, phù hợp với năng lực, sở trường để hội nhập.

“Không có đim dng” v cơ hi vic làm ngành CNTT

Đánh giá khái quát về nhu cầu nhân lực nhóm ngành CNTT trong thời kỳ hội nhập, ông Trần Anh Tuấn, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM cho hay đây là một trong những nhóm ngành chủ lực trong phát triển của đất nước. Nhóm ngành này đang được nhiều trường đào tạo, ở nhiều cấp bậc học, mỗi bậc đều có giá trị nghề nghiệp, điều kiện thực hành khác nhau. Tại TP.HCM, CNTT trở thành 4 ngành công nghiệp chủ lực, chiếm tỷ trọng nhu cầu nhân lực từ 25-30 ngàn nguồn nhân lực hàng năm. “Việc làm trong khối ngành CNTT rất rộng và gần như không có điểm dừng. Ngoài những công ty, tập đoàn về CNTT, lĩnh vực này còn bao trùm, xen ghép với các ngành nghề khác để tạo ra các ngành nghề mới. Ở trong mọi lĩnh vực từ tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục, kinh doanh… đều cần đến CNTT, nhất là ở phần mềm. Hơn thế, trí tuệ nhân tạo cũng đang được nhắc đến, cơ khí tự động hóa… đòi hỏi nhiều hơn nữa về vai trò, tầm quan trọng của CNTT”. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, bên cạnh cơ hội nghề nghiệp “không điểm dừng”, CNTT cũng là lĩnh vực luôn đòi hỏi sự thay đổi, làm mới. Vì vậy, để theo đuổi, để hội nhập thì người học cũng phải luôn làm mới mình. CNTT cùng với ngoại ngữ chính là hành trang để bước vào hội nhập.

Giải đáp băn khoăn của thí sinh Lê Thúc Vĩnh qua tương tác trực tuyến về kỹ năng cần có của ngành CNTT, ông Tuấn nêu vấn đề: “Hiện CNTT đang được nhiều trường đào tạo nhưng chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, trong đó 80% phải đào tạo lại. Điều đáng nói là nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này rất lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, thậm chí nhiều doanh nghiệp nước ngoài còn không thể tuyển được nhân lực CNTT chất lượng cao”.

Lý giải về sự chưa tương xứng này, ông Tuấn cho rằng, đó chính là trong quá trình học sinh viên thiếu chú trọng để tự phát triển ngành nghề, thiếu kỹ năng nghề, kể cả yếu kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ. Trong khi đó, với CNTT, để có thể đáp ứng được những đòi hỏi của hội nhập, của sự thay đổi liên tục thì lại cần đến sự phối hợp, biết kết cấu. “CNTT ở mỗi lĩnh vực lại đòi hỏi thêm những yêu cầu riêng. Để hội nhập, cạnh những yêu cầu về kỹ năng phát triển nghề thì đạo đức, kỷ luật cũng cần phải được rèn luyện, nghiêm túc ngay từ khi còn là sinh viên. Đặc biệt là phải có kỹ năng ngoại ngữ một cách chuyên nghiệp”.

“Khi theo học 1 ngành học đó mới chỉ là năng lực sở trường. Dựa trên năng lực đó, người học phải bồi đắp thêm kiến thức, kỹ năng để biến năng lực sở trường trở thành năng lực mũi nhọn cho mình tiến lên. Do vậy, lựa chọn một ngành học thôi chưa đủ, các em còn cần phải quan tâm đến các ngành khác. Hiện tại, có 2 nhóm ngành chiến lược đang được khuyến khích phát triển là CNTT và du lịch.…”, TS. Viên phân tích.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM thông tin, nếu như năm 1994 chỉ có 7 trường ĐH đào tạo CNTT thì đến nay 90% các trường ĐH đều có chuyên ngành CNTT. Từ năm 2018 Bộ GD-ĐT cũng cho phép sinh viên đang học các ngành khác được chuyển đổi sang 2 ngành trọng điểm là CNTT và du lịch.

Công thc chn ngành cho đúng năng lc, s trưng

Nói về công thức này, TS. Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Quản trị tri thức, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM chia sẻ, trước tiên phải xác định không chọn nghề theo đám đông mà chọn nghề theo thứ mình thực sự yêu thích. “Muốn hiểu mình thật sự yêu thích gì thì các em phải hiểu mình, không nên chọn nghề theo cái mình thích, chỉ chọn cái mình thật sự yêu thích. Bởi thích có thể rất nhiều nhưng yêu thích thực sự thì lại thể hiện tố chất, năng khiếu, khả năng của bản thân”, TS. Tùng chỉ rõ. Điểm lưu ý nữa trong công thức chọn nghề, TS. Tùng nhấn mạnh người học phải hiểu mình đang có lợi thế gì từ trong trường học, trong gia đình. Ví dụ trong trường học, bạn thuộc ban cán sự lớp thì đây là lợi thế lãnh đạo. Nếu làm thủ quỹ nhiều năm liền thì lại là lợi thế liên quan đến các ngành tài chính, ngân hàng. Tham gia CLB thể thao, nghệ thuật, NCKH, âm nhạc… thì lại là lợi thế về sự ảnh hưởng, giao tiếp để chọn các ngành có tố chất liên quan. Trong gia đình, lợi thế có thể nhiều bạn không biết, đó là lợi thế từ công việc của ba, mẹ, có thể là từ quán tạp hóa của gia đình. Cuối cùng, theo TS. Tùng, khi chọn ngành nghề, người học phải hiểu được xu hướng nghề nghiệp trong tương lai ở kỷ nguyên 4.0. Với 4 xu hướng: Khoa học kỹ thuật công nghệ; Công nghệ sinh học; Công nghệ an toàn thực phẩm; Tâm lý tương tác với con người; Kinh tế, giao thương.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)