Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Không có “hàng rào bảo hộ việc làm” khi thế giới ngày càng phẳng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhân lc trong nưc, nht là sinh viên sp ra trưng s phi cnh tranh vi c lc lưng lao đng quc tế ngay ti “sân nhà” khi thế gii hi nhp và đang ngày càng phng. S không có “hàng rào bo h vic làm” cho nhân lc trong nưc trưc lao đng đến t đa quc gia, do đó, sinh viên ngay t bây gi cn chun b cao nht tâm thế.

Các diễn giả, doanh nhân chia sẻ những kiến thức khởi nghiệp đến sinh viên

Các chuyên gia, doanh nhân thành đạt đã khuyến cáo sinh viên điều này khi tham dự và chia sẻ tại tọa đàm “Tầm nhìn khởi nghiệp – Trách nhiệm cộng đồng” diễn ra ngày 7-11 trong khuôn khổ chuỗi chương trình “Khách mời của ĐH Quốc gia TP.HCM” do ĐH này tổ chức hằng quý.

“Nếu tt c đưc dn sn s mt kh năng t đi tìm đ ăn”

Tại chương trình, nhiều sinh viên tâm tư đặt những câu hỏi liên quan đến cách thức, tận dụng lợi thế khi khởi nghiệp ngay từ ghế nhà trường. Bên cạnh đó, các em cũng băn khoăn khi cảm thấy kiến thức học ở giảng đường có khoảng cách khá xa với thực tiễn và điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khởi nghiệp.

Ông Lê Trí Thông (Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận) cho hay thực tế luôn diễn ra trước, sau đó mới được đúc kết lại vào những bài học. Do vậy, rất khó để kiến thức giảng dạy ở giảng đường luôn theo kịp hoặc khớp với thực tiễn để sinh viên ra trường vận dụng ngay vào thị trường lao động. Tuy nhiên theo ông, khó mới sinh anh hùng. “Nếu tất cả mọi thứ đều được xay nhuyễn, dọn lên bàn ăn thì lúc đó các bạn trẻ sẽ mất đi khả năng tự đi tìm đồ ăn” – ông ví von.

Đặc biệt, khi ra đời, khởi nghiệp, không ai chuẩn bị sẵn đồ ăn trên bàn, do vậy bạn trẻ phải đi tìm nguồn, tìm những cơ hội tiếp xúc kiến thức thực tế. Và chính việc sinh viên tự bù đắp kiến thức mà trường chưa trang bị kịp sẽ tạo nên sự khác biệt ở các em. Mà tạo ra sự khác biệt là yếu tố cần thiết cho khởi nghiệp.

Ông cảnh báo AI sẽ lấy đi rất nhiều công việc trên thị trường trong 10 năm tới. Nên những điều các sinh viên đang học cần được nhanh chóng cập nhật, không ngừng làm mới để nâng lên tầm cao hơn. Thậm chí nhân lực trong nước, nhất là sinh viên mới ra trường sẽ phải cạnh tranh với cả lực lượng lao động của nước ngoài ngay tại “sân nhà” khi thế giới hội nhập và đang ngày một phẳng hơn. “Sẽ không có “hàng rào bảo hộ việc làm” cho nhân lực trong nước trước lao động đến từ đa quốc gia, do đó, sinh viên ngay từ bây giờ cần chuẩn bị cao nhất tâm thế” – ông khuyến cáo.

Ông cũng so sánh, nếu trước đây ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh là lợi thế thì những năm gần đây và cả sắp tới, tiếng Anh trở thành kỹ năng thông dụng. Các sinh viên, lao động trẻ buộc phải trang bị thêm lĩnh vực khác làm lợi thế khác cạnh tranh.

Cn nhng k năng chuyên sâu

Từng đảm nhiệm chức vụ Giám đốc nhân sự cấp cao của Intel, Samsung, American Standard và nhiều tập đoàn lớn khác, ông Lê Hồng Phúc (Phó Chủ tịch Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam) nhận định, những năm gần đây, các trường ĐH đã có sự cải thiện lớn về chất lượng đào tạo, sinh viên cũng đã chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp. Tuy nhiên, để nắm bắt được cơ hội, ông cho rằng, sinh viên cần có sự sẵn sàng cao nhất.

Sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM đặt câu hỏi với diễn giả

Để sẵn sàng, ba yếu tố mà sinh viên cần chuẩn bị tốt là kiến thức chuyên môn, kỹ năng, thái độ. Trong đó, ông cho biết kỹ năng mềm thời gian qua đã được chú trọng nhưng thực tiễn hiện nay yêu cầu cao hơn, phức tạp hơn, do đó, nhân lực cần đầu tư mạnh để có những kỹ năng chuyên sâu hơn. Chẳng hạn, kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ được yêu cầu cao hơn thành kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp, linh hoạt; kỹ năng quản lý thời gian sẽ được nâng lên thành quản lý thời gian đa nhiệm…

Ngoài ra, ông nhắc lại, thái độ làm việc của người lao động vẫn được nhiều doanh nghiệp xem trọng, thậm chí xem trọng hơn kiến thức và kỹ năng. “Khởi nghiệp còn gắn với tinh thần làm chủ, doanh nghiệp khi tuyển dụng còn muốn người lao động có tinh thần làm chủ nên sinh viên cần chú ý thái độ làm việc. Bên cạnh đó, các em nên liên tục học tập nâng cao kiến thức, giúp chuẩn bị được tâm thế sẵn sàng để nắm bắt cơ hội” – ông nhắn nhủ.

Ngưi tr li thế vì chưa t… “đóng khung” mình

Tại chương trình, cựu vận động viên đội tuyển bơi lội quốc gia Nguyễn Thị Ánh Viên (người từng được biết đến với thành tích đạt 8 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng; đứng thứ 9 thế giới nội dung 400m hỗn hợp) đã truyền cảm hứng cho sinh viên qua câu chuyện khởi nghiệp đầu đời của mình. Chị chia sẻ, mỗi khi nghe thông tin về tình trạng trẻ em Việt Nam bị đuối nước, lòng chị không khỏi trăn trở, ưu tư. Với kiến thức, thế mạnh về bơi lội của mình, chị nghĩ mình cần làm gì đó trước mắt truyền động lực, cảm hứng để mọi người nhất là học sinh, sinh viên học bơi; sau đó trang bị đủ kỹ năng để không ai bị đuối nước thương tâm nữa. Từ đó, Câu lạc bộ “Ánh Viên Swim” ra đời, hướng đến một thế hệ trẻ em Việt Nam khỏe mạnh, phát triển đầy đủ kỹ năng nhằm giảm thiểu tai nạn đuối nước. Đồng thời, ươm mầm những tài năng bơi lội đến các thế hệ tương lai. Đến nay, sau 3 năm hoạt động, câu lạc bộ đã mở được 2 chi nhánh với 30 cộng sự đồng hành.

Để tạo sự khác biệt, “kình ngư” Ánh Viên cho rằng, người trẻ cần có ý chí, nỗ lực tập luyện. “Giáo trình thầy cô dạy là như nhau đối với sinh viên nhưng nếu bản thân mình nỗ lực hơn các sinh viên khác mỗi ngày một chút thì thành quả sau một thời gian là rất lớn” – cô nói.

Ông Lê Trí Thông gợi mở thêm, lợi thế của người trẻ, sinh viên trong khởi nghiệp là luôn khát khao những thứ mới, chưa có sự “đóng khung” mình vào những tư duy, thói quen, túi kinh nghiệm. Theo ông, túi kinh nghiệm được người lao động tích lũy trong quá trình làm việc rất đáng quý. Đó là lý do doanh nghiệp luôn nuôi dưỡng, “cấy ghép” những người có túi kinh nghiệm với những nhân sự trẻ có tư duy mới. Bởi nếu công ty chỉ sử dụng những túi kinh nghiệm thì khó tạo ra được những giá trị mới khác biệt. Trong khi đó, thời đại ngày nay, nếu không đổi mới thì dù là tượng đài, doanh nghiệp cũng có thể đối diện nguy cơ không giữ được thế phát triển bền vững.

Bản thân sinh viên cũng vậy, từ kiến thức, phải dấn thân làm, rút ra kinh nghiệm; rồi tiếp tục học để có kiến thức mới, làm theo kiến thức mới, nâng dần trình độ. Bởi hành trình khởi nghiệp đầy vinh quang nhưng cũng cam go, không hề dễ dàng.

Mê Tâm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)