Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Không có việc sinh viên bị cướp, rạch đùi trước cổng trường

Tạp Chí Giáo Dục

Trưng ĐH Quc tế (ĐH Quc gia TP.HCM) va làm vic vi cnh sát khu vc cùng các cơ quan chc năng đ làm rõ v vic tung tin đn sinh viên trưng bp và b hành hung trưc cng trưng.

Xe buýt hot đng ti khu vc Trưng ĐH Quc tế (ĐH Quc gia TP.HCM)

Sau một ngày làm việc là 21-10, các cơ quan chức năng đã tìm được đối tượng tung tin đồn và yêu cầu đối tượng nêu rõ nguyên nhân tung tin gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý các bạn sinh viên và quý phụ huynh có con đi học tại Trường ĐH Quốc tế nói riêng và khu vực ĐH Quốc gia TP.HCM nói chung. 

Nhà trường khẳng định, không có bất kì vụ cướp nào như thông tin của 2 trang mạng xã hội đưa, đồng thời nhắn nhủ các sinh viên và phụ huynh bình tĩnh, tránh hoang mang làm ảnh hưởng tới việc học tập, công việc, cuộc sống. 

Trước đó, vào ngày 19-10, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin “cảnh báo các sinh viên” nội dung như sau: “Chiều nay tầm 15 giờ, một nam và một nữ khi vừa bước xuống cổng xe buýt Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) thì bị một nhóm người lao tới giật ba lô, túi và dùng dao Thái rạch đùi bạn nữ; bạn nam phản ứng lại thì bị tụi cướp đấm vào mặt. Vết thương ở đùi bạn nữ khá sâu đã được đưa đi cấp cứu”. Trang này còn “cảnh báo” thêm: “Khu vực trước cổng Trường ĐH Quốc tế đã xảy ra khá nhiều vụ cướp giật cả ngày lẫn đêm, các sinh viên hãy hết sức cẩn thận”.

Bên cạnh đó, một trang khác cũng đưa nội dung tóm tắt: “Vào 15 giờ ngày 19-10, tại bến xe buýt trước cổng chính Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã xảy ra vụ rạch đùi do một nhóm 5-6 thanh niên thực hiện. Nạn nhân là một nam, một nữ vừa bước xuống từ xe buýt. Nhóm thanh niên cạnh lúc có người vừa xuống xe là nhào tới cướp giật ba lô, túi và rạch đùi phụ nữ, nếu có ý chống trả sẽ bị cả nhóm đánh”…

Sau khi nhà trường phản hồi thông tin sự việc như trên, nhiều sinh viên, phụ huynh đã lấy lại được tinh thần, tỏ ra an tâm hơn. Một phụ huynh tên Vy đã bày tỏ: “May đã có thông tin phản hồi, hôm trước mình đọc thấy lo lắng cho các con”. Sinh viên Ngọc Phương cũng cho hay, từ giờ có thể yên tâm mặc váy đi học như mọi khi”. Trong khi một sinh viên khác cũng cho rằng, qua sự việc, ít nhiều cũng giúp sinh viên bớt thể hiện vật chất trước đám đông để bảo vệ bản thân mình. Dù thông tin không có thật nhưng cẩn thận vẫn hơn.

Việc xác minh, kiểm chứng kỹ thông tin cũng là điều được đại diện một số trường ĐH khác nhấn mạnh với sinh viên trong cuộc sống và học tập. Ông Đặng Kiên Cường (Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) nhắn nhủ, mạng xã hội hay có những luồng thông tin khác nhau, sinh viên nên thực hiện khâu kiểm chứng. Điều này sẽ giúp các em biết được độ chính xác, làm chủ được thông tin khi chia sẻ với bạn bè, cộng đồng… mà không gây ảnh hưởng tiêu cực. Tại các buổi sinh hoạt đầu khóa ở trường, sinh viên thường hay được dặn dò kỹ những nội dung này. Việc kiểm chứng thông tin, sinh viên nên dựa vào các kênh tin cậy như trang web của trường, các phòng ban… hoặc từ các thầy cô.

ThS. Nguyễn Văn Tài (Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM) cũng nhìn nhận, thời đại hiện nay, các sinh viên hay sử dụng mạng internet để tìm kiếm, tra cứu nhiều thông tin. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng biết cách chắt lọc, kiểm chứng thông tin từ các trang mạng xã hội. Do vậy, thực tế còn có những vụ việc xấu, thông tin tiêu cực, thiếu đầy đủ… gây tâm lý hoang mang cho chính sinh viên. Để tránh những điều này, sinh viên cần học cách kiểm chứng, đối chiếu thông tin, từ đó biết cách nắm bắt nguồn thông tin thiết thực, chính xác phục vụ cho việc học tập, giải trí.

“Riêng đối với những thông tin cảm thấy chưa rõ ngọn nguồn liên quan đến đơn vị trường học hay khu vực mình đang ở, các em nên nhanh chóng liên hệ với các thầy cô ở trường để kiểm chứng độ chính xác trước khi chia sẻ hoặc bình luận về nội dung đó” – ThS. Tài nói.

M.Tâm

 

Bình luận (0)