Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Không để đầu tư công… chậm

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đây là quyết tâm ca lãnh đo TP.HCM trong năm nay và các năm tiếp theo. Bi trưc đó, mc dù UBND TP đã giao kế hoch vn đu tư công giai đon 2021-2025 lên ti 29.464 t đng nhưng hin mi gii ngân đưc 29%. Vic chm tr trong gii ngân vn đu tư công đã nh hưng không nh đến tiến đ ca các công trình phc v phát trin kinh tế – xã hi ca TP.HCM…


D
 án giao thông hoàn thành không ch gii quyết tình trng ùn tc giao thông mà còn góp phn chnh trang đô th

Nhiu công trình có tiến đ gii ngân chm

Bà Nguyễn Thị Lệ – Chủ tịch HĐND TP.HCM – đã khẳng định như vậy. Theo bà Lệ, năm 2022 là năm thứ hai triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công được HĐND TP thông qua là hơn 35.516 tỷ đồng và UBND TP đã giao kế hoạch vốn là 29.464 tỷ đồng (đạt 82,95%). Tuy nhiên, tính đến 12-8, TP.HCM mới giải ngân đạt tỷ lệ 29% so với tổng kế hoạch vốn được giao.

“Các công trình trọng điểm trên địa bàn TP có tiến độ giải ngân chậm phải kể đến như dự án phát triển giao thông xanh; dự án cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hủ – Bến Nghé – Đôi – Tẻ (giai đoạn 2); dự án vệ sinh môi trường TP (giai đoạn 2)…”, bà Lệ nêu.

Lý giải việc giải ngân đạt tỷ lệ thấp, bà Phạm Thị Hồng Hà – Giám đốc Sở Tài chính TP – cho rằng, đầu tư của TP rất lớn nhưng do nguồn vốn đầu tư gặp khó khăn, cụ thể là vấn đề cân đối nguồn vốn. Năm 2020 và 2021, TP bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 nên nguồn thu ngân sách Nhà nước giảm, trong khi đó lại phải tăng chi an sinh xã hội. Không những vậy, ngân sách Trung ương để lại cho TP thấp.

Để phục hồi kinh tế cần phải tăng thu ngân sách địa phương bằng nguồn tiền sử dụng đất do nhiều dự án đầu tư đang bị nghẽn. Nếu tháo gỡ nhanh vấn đề thủ tục thì các dự án sớm đi vào hoạt động sẽ có nguồn thu bền vững hơn. Đối với tài sản công ở các quận, huyện và doanh nghiệp, TP đang sắp xếp lại để đảm bảo quận, huyện nào có nhu cầu xây dựng công trình công cộng, TP sẽ phê duyệt đưa vào sử dụng. Đối với nhà đất của Trung ương đang dôi dư, TP sẽ kiến nghị với Bộ Tài chính để chuyển về cho TP sử dụng hiệu quả hơn.

Ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP – cũng cho biết, trong giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn ngân sách cân đối chi cho kế hoạch đầu tư công trung hạn là 171.895 tỷ đồng, đáp ứng được 52% nhu cầu đầu tư của TP. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 21.895 tỷ đồng (chưa bao gồm dự phòng 10%), vốn ngân sách TP có 150.000 tỷ đồng. Trên cơ sở các nghị quyết của HĐND TP, UBND TP đã giao tổng kế hoạch vốn đầu tư công trong giai đoạn 2016-2020 là 138.472 tỷ đồng. Giai đoạn 2021-2025, nguồn vốn ngân sách địa phương của TP được Thủ tướng Chính phủ giao là 142.557 tỷ đồng, chỉ đáp ứng khoảng 21% tổng nhu cầu vốn. Tổng nhu cầu của TP.HCM khoảng 672.000 tỷ đồng.

Kim tra tiến đ gii ngân hàng tháng

Ngoài hạn chế về vốn, theo ông Mãi còn có những vướng mắc khác. Cụ thể vẫn còn một số chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư định kỳ; một số chủ đầu tư tổ chức thực hiện công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, phê duyệt điều chỉnh dự án còn chậm; một số chủ đầu tư quản lý nhiều dự án nhưng thiếu quan tâm, thiếu nhân lực. Công tác giao vốn, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm, thiếu sự phối hợp của các bên liên quan. Việc xử lý các vấn đề phát sinh chưa kịp thời, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc dẫn đến chậm tiến độ giải ngân, chậm tiến độ chung của các dự án…

Theo ông Mãi, những tồn tại, vướng mắc nêu trên là vấn đề rất lớn, nhất là khi TP.HCM tiếp tục hoàn thiện đường Vành đai 2, triển khai đường Vành đai 3, Vành đai 4. Do đó, cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của cấp ủy thì công tác mới được giải quyết tốt…

Xác định việc đẩy mạnh thực hiện kế hoạch đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn TP nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của TP, ông Mãi cho biết, thời gian tới UBND TP sẽ tăng cường, thường xuyên đôn đốc chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức, các chủ đầu tư hoàn thành công tác giải ngân vốn đầu tư công của cơ quan, đơn vị mình. Đồng thời, tổ chức hiệu quả các hội nghị giao ban để rà soát, kiểm tra tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công định kỳ hàng tháng để đánh giá kết quả thực hiện. Qua đó lắng nghe và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của đơn vị đảm bảo các dự án triển khai đúng thời gian thực hiện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

GIAI ĐON 2016-2020: 780 D ÁN ĐU TƯ CÔNG ĐÃ HOÀN THÀNH

Các công trình, dự án được TP.HCM lựa chọn đầu tư có trọng tâm, theo thứ tự ưu tiên, tập trung bám sát các chương trình đột phá của TP. Tính riêng giai đoạn 2016-2020, TP.HCM có 780 dự án đầu tư công được đầu tư hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng. Theo đó các dự án đã góp phần giải quyết những yêu cầu bức thiết về ùn tắc giao thông, giảm ngập nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giải quyết nhu cầu về giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, quốc phòng, an ninh; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao đời sống của người dân.

“Từ năm 2022, UBND TP nhận thấy công tác đầu tư công có chậm nên đã tiến hành thành lập các tổ công tác giải phóng mặt bằng, tổ  các dự án nhiều vốn, tổ các dự án ODA. Bên cạnh đó, tiến hành giao ban hàng tháng với các chủ đầu tư để kịp thời đánh giá tiến độ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cũng như yêu cầu từng chủ đầu tư lên kế hoạch tiến độ cụ thể cho từng dự án từ nay đến cuối năm để kiểm soát tiến độ giải ngân”, ông Mãi nói.

Theo ông Mãi, một số giải pháp khác TP sẽ tập trung như thường xuyên rà soát, kiểm điểm tiến độ thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của các quận, huyện, TP không để ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án; tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với các dự án có thu hồi đất…

Ngc Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)