Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Không dễ dạy tập làm văn theo hướng trải nghiệm

Tạp Chí Giáo Dục

Dy hc tp làm văn (TLV) theo hưng tri nghim là phương pháp dy hc tích cc, sáng to đem li hiu qu cao.


Giáo viên Trưng Tiu hc Tân Sơn Nhì (Q.Tân Phú, TP.HCM) hưng dn hc sinh viết chính t (nh minh ha). Ảnh: N.Trinh

TLV là môn học có tính tổng hợp, thực hành, sáng tạo và thể hiện được nét riêng biệt của cá nhân. Học sinh (HS) ở lứa tuổi tiểu học thường tiếp thu kiến thức thông qua trực quan sinh động. Vì thế, việc cho các em tiếp xúc, trải nghiệm qua các hoạt động thực tế rất quan trọng và hữu ích. Được quan sát, trải nghiệm, các em sẽ tự khám phá những kiến thức thực tế. Từ đó, các em vận dụng những lý thuyết của thể loại văn đã học kết hợp với những hiểu biết riêng của mình để làm được những bài văn sáng tạo, mang dấu ấn cá nhân, không theo khuôn mẫu nào hay sao chép ý tưởng của người khác. Thế nhưng, việc dạy học TLV theo hướng trải nghiệm hiện tại không dễ dàng. Bởi đa số HS chưa tích cực chủ động học tập, chưa có thói quen tự học. Do đó, việc yêu cầu tất cả HS phải tự tìm hiểu, quan sát ngoài giờ học ở lớp là khó thể được. Dạy học TLV theo hướng trải nghiệm cũng rất cần sự hỗ trợ từ phụ huynh nhưng hiện nay, phần lớn phụ huynh chỉ lo mưu sinh, hiếm khi giúp con quan sát, tìm hiểu những kiến thức thực tiễn. Phụ huynh có dạy con TLV cũng dựa trên các sách văn mẫu, văn tham khảo bán trên thị trường. Cơ sở vật chất, môi trường học đường hiện nay cũng thiếu điều kiện để giáo viên có thể cho HS hoạt động trải nghiệm tại trường lớp. Một khó khăn dễ thấy nhất hiện nay là nội dung dạy TLV trong sách giáo khoa cũng nặng về lý thuyết. Các đoạn văn, bài văn cho HS đọc và tìm hiểu trong sách giáo khoa là của các nhà văn nên từ cảm nhận thực tế, cách diễn đạt văn chương, từ ngữ sử dụng… đều quá xa lạ, không phù hợp với lứa tuổi tiểu học mới bắt đầu học TLV. Ví dụ như học văn tả cảnh mà các đoạn trích tả cảnh trong sách giáo khoa, HS phải tìm hiểu để học là Hoàng hôn trên sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường (sách Tiếng Việt 5, tập 1, trang 11), Buổi sớm trên cánh đồng của Lưu Quang Vũ (sách Tiếng Việt 5, tập 1, trang 14) hay học văn tả người là Hạng A Cháng của Ma Văn Kháng (sách Tiếng Việt 5, tập 1, trang 120), Người thợ rèn của Nguyên Ngọc (sách Tiếng Việt 5, tập 1, trang 123)…

Vic dy hc tp làm văn theo hưng tri nghim hin ti không d dàng. Bi đa s hc sinh chưa tích cc ch đng hc tp, chưa có thói quen t hc.

Chính vì thế, việc dạy học TLV theo hướng trải nghiệm hiện nay chủ yếu là nhờ sự nỗ lực, tích cực đổi mới và sáng tạo ở người thầy. Các thầy cô cần phải tận dụng môi trường trường lớp hiện có để giúp các em quan sát, trải nghiệm bằng cách dạy TLV ngoài cửa lớp. Nghĩa là giáo viên có thể gợi ý cho HS một số câu hỏi rồi cho các em ra sân trường để ghi nhận hay ghi chép từ những điều các em quan sát, tìm hiểu được về cây phượng, cây bàng, cây cảnh… để tả cây cối; chim sẻ, chim bồ câu… để tả con vật; cô lao công khi quét sân, nhân viên bán căng tin để tả người… Ngoài ra, thầy cô cũng cần mạnh dạn, chủ động thay đổi các ngữ liệu lý thuyết là những đoạn văn, bài văn trong sách giáo khoa bằng những hình ảnh, đoạn phim thực tế như dạy văn tả cảnh thì cho HS xem phim về dòng sông, con suối để các em tìm hiểu tả cảnh sông nước. Tả cảnh đẹp thì cho HS xem hình, xem phim về các thắng cảnh của Việt Nam. Thầy cô cũng có thể cho HS mang hình ảnh các em đã chụp hay phim được quay từ những chuyến về quê, du lịch cùng người thân để các em giới thiệu về những cảnh ấy cho bạn bè cùng biết. Những chuyến tham quan của HS do nhà trường tổ chức cũng là điều kiện tốt để giáo viên kết hợp dạy TLV theo hướng trải nghiệm. Chẳng hạn, khi trường tổ chức cho HS tham quan Thảo Cầm Viên, giáo viên cần lên kế hoạch dạy TLV kết hợp với chuyến tham quan bằng cách cho HS các yêu cầu, câu hỏi gợi ý để các em quan sát, tìm hiểu, ghi nhận khi đi tham quan. Chỉ một chuyến tham quan Thảo Cầm Viên nhưng giáo viên có thể yêu cầu HS tả cảnh, tả người, tả cây cối, tả con vật… tùy theo chương trình học của các khối lớp. Mặt khác, giáo viên phải thường xuyên khuyến khích HS tự quan sát, tìm hiểu đời sống thực tế khi ở nhà, khi đi chơi để tìm ra những chi tiết từ trải nghiệm thực tế của bản thân vào bài văn để bài của mình luôn “độc, lạ” so với các bạn. Thầy cô cũng có thể cho HS lập “sổ tay trải nghiệm” để ghi chép những việc mà các em tìm hiểu được từ đời sống thực tế liên quan đến thể loại văn các em đã và đang học để có thể sử dụng khi cần thiết.

Người ta thường nói: “Phương pháp hay không bằng thầy giỏi” bởi chỉ có những thầy cô giỏi, yêu nghề mến trẻ thật sự sẽ tích cực tìm tòi, vận dụng phương pháp mới một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của trường lớp để đạt được hiệu quả cao trong dạy học.

Lê Phương Trí
(Trưng Tiu hc Đng Đa, Q.4, TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)