Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Không để giá “phá” đời sống người dân

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Kinh tế – xã hi TP.HCM trong tháng 5 và 5 tháng đu năm 2022 tiếp tc đà phc hi mnh m, to tâm lý và tin tưng cho ngưi dân, doanh nghip (DN) yên tâm sn xut kinh doanh. Tuy nhiên, ti cuc hp tình hình kinh tế – xã hi TP.HCM tháng 5 năm 2022 và đnh hưng nhng tháng tiếp theo do UBND TP.HCM t chc, nhiu ý kiến cho rng, hot đng sn xut kinh doanh ca DN vn còn nhiu khó khăn, cn nhanh chóng có gii pháp khc phc. Đc bit là vn đ giá c đang tăng, nh hưng không ch đến đi sng ca ngưi dân mà c hot đng kinh doanh – sn xut ca DN…


Ngưi tiêu dùng mua hàng ti siêu th Co.opmart. Ảnh: H.Triều

Kích cu tiêu dùng

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ – Giám đốc Sở Công thương TP.HCM – đề xuất trong tháng 6, cùng với ngành công thương, các sở ngành liên quan cần bổ sung vào nhiệm vụ trọng tâm tổ chức chương trình khuyến mãi, tập trung mùa mua sắm trong dịp hè 2022 để kích cầu tiêu dùng và du lịch. Dự kiến với sự tập trung và vào cuộc của các trung tâm thương mại, DN thì sức mua, doanh thu buôn bán lẻ sẽ đem lại mức tăng ít nhất 10.000 tỷ đồng cho TP.

“Tốc độ bán lẻ hàng hóa đang tăng trưởng tương đối, tuy nhiên sức mua của người dân và DN chưa bằng giai đoạn trước. Nếu tháng 5-2019, tổng doanh thu 3 chợ đầu mối khoảng 263.000 tỷ đồng thì 5 tháng đầu năm 2022 mới khoảng 214.000 tỷ”, ông Vũ nói.

Theo một số sở ngành, năm 2022 là năm đồng hành cùng DN đòi hỏi các chương trình kích cầu đầu tư của TP cần khẩn trương thực hiện. Việc để tắc nghẽn chương trình kích cầu là rất khó lý giải. Ông Nguyễn Khắc Hoàng – Cục trưởng Cục Thống kê TP – cho rằng, muốn kinh tế TP tăng trưởng phải thực hiện hiệu quả sử dụng tài sản trên cơ sở tăng cường thực hiện giải ngân vốn đầu tư công bởi giải ngân ở TP đang ở mức rất thấp. Đơn cử, việc thành lập DN 5 tháng đầu năm tăng 12,5% về số lượng nhưng số vốn lại giảm 18,8%, trong khi đó cả nước tăng 12,9% nhưng vốn chỉ giảm 2,2%. Có nghĩa DN thành lập mới đang giảm quy mô, điều này hết sức nghịch lý vì ít khi DN đầu tư tại TP mà quy mô lại nhỏ hơn mức trung bình cả nước.

Cũng theo ông Hoàng, nền công nghiệp TP vẫn tăng chậm. Thị trường bất động sản giảm hơn 5% trong khi lĩnh vực này có chỉ số lan tỏa lớn về xây dựng, vật tư, máy móc. Tuyển dụng lao động mở rộng sản xuất vẫn khó khăn, cộng với áp lực về chi phí đầu vào ảnh hưởng đến sản xuất. Thu hút FDI chưa tương xứng. Thu ngân sách trong 5 tháng tăng 19,5% tuy nhiên thu trong hoạt động sản xuất sản phẩm chỉ tăng 11,7%, như vậy vẫn tiềm ẩn các yếu tố chưa bền vững để tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

“Vấn đề đặt ra phải xác định giải ngân là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh tế. Chúng ta đã ban hành chính sách, cơ chế trong giải ngân thì cần chỉ đạo rà soát, tháo gỡ các điểm nghẽn, điều tiết ngân sách phù hợp để tạo nguồn lực cho TP”, ông Hoàng nhấn mạnh.

Ông Lê Duy Minh – Phó Cục trưởng Cục Thuế TP – cho rằng, nếu các chính sách hỗ trợ DN của TP thành công sẽ mang lại thành công cho cả nước. Thời gian tới, dự kiến giá cả các mặt hàng vẫn tăng cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của DN và tiêu thụ đầu ra cũng gặp khó. Do đó, với số DN đang hoạt động trên địa bàn TP đóng góp lớn cho thu ngân sách đòi hỏi cần có các chính sách hỗ trợ, trong đó hỗ trợ yếu tố đầu vào là hết sức quan trọng.

“Bên cạnh giảm thuế, gia hạn thuế cần thêm chính sách giảm tối đa chi phí trong hoạt động điều hành, các vấn đề liên quan đến giấy phép con, quản lý các khoản phí… Đồng thời có chính sách kích cầu tiêu dùng thu hút người dân sử dụng hàng sản xuất trong nước để đem lại nguồn thu cho ngân sách TP, tránh thất thoát ra nước ngoài”, ông Minh góp ý.

Duy trì chương trình bình n giá

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, 5 tháng đầu năm 2022, TP đã tập trung thực hiện chương trình phục hồi kinh tế theo Nghị quyết 11 của Chính phủ để đưa nền kinh tế đi lên phát triển mạnh mẽ. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5-2022 ước tăng 6,5% so với tháng 4-2022 và tăng 9% so với cùng kỳ. Kết quả 5 tháng ước tăng 2,6% so với cùng kỳ, trong đó 4 ngành công nghiệp trọng yếu ước tăng 5,6%.

Bà Phan Thị Thắng – Phó Chủ tịch UBND TP – cho biết, TP đã thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ từ sớm nhưng chưa thể hài lòng với kết quả này; thời gian tới TP phải tìm ra những giải pháp khắc phục. TP cũng nhận thấy người dân và DN vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cần sự đồng lòng, phối hợp của các ngành, các cấp và chính quyền mới có thể giải quyết được những khó khăn này.

Theo bà Thắng, kinh tế TP phục hồi so với quý I năm 2022 nhưng chậm so với cùng kỳ và so với tốc độ chung của cả nước, đặc biệt là tốc độ giải ngân vốn đầu tư công. Rất nhiều giải pháp đã được triển khai nhưng chưa có sự chuyển biến, vì vậy các sở, ngành liên quan cần nhanh chóng đưa ra giải pháp mới để giải quyết.


Chương trình bình n giá cn đưc tiếp tc duy trì đ gim “gánh nng” bão giá cho ngưi dân. Ảnh: H.Triều

“Đến thời điểm hiện nay, chúng ta vẫn chưa phân bổ vốn của năm 2022, vì vậy cần xem xét, có giải pháp, nếu không đến cuối năm TP không thể hoàn thành nhiệm vụ này. Chúng ta phải thấy rằng tiền kiếm đã khó, mà xài tiền không được thì phải xem xét lại năng lực và trách nhiệm, cần tự mình rà soát lại xem vướng mắc ở đâu”, bà Thắng nói.

Được biết, đến đầu tháng 4, TP đã hoàn thành chương trình bình ổn giá cho năm 2022, quý I năm 2023. Tuy nhiên, do giá xăng dầu tăng cao gây khó khăn cho DN thực hiện bình ổn giá, theo đó bà Thắng yêu cầu các sở, ngành rà soát, tính toán các yếu tố lâu dài để tạo chương trình bình ổn giá bền vững, tạo sự hài hòa lợi ích giữa DN và người dân. Chương trình này hiện nay được Chính phủ đánh giá cao vì thế các ngành cần tiếp tục duy trì.

Về nhiệm vụ trong tháng 6, bà Thắng cho biết TP sẽ tiếp tục triển khai kiểm soát tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; phục hồi phát triển kinh tế – xã hội, theo dõi dịch bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác. Bên cạnh đó, TP tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác triển khai các chính sách hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc tiêm phủ vắc-xin cho các đối tượng; khẩn trương tham mưu mua sắm các thiết bị y tế tập trung; tập trung chỉ đạo công tác mua sắm thuốc chữa bệnh theo thẩm quyền được giao…

Ngc Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)