Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Không “đốt cháy giai đoạn” khi chọn nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Theo chuyên gia tâm lý Vũ Thin Toàn, l trình cho mt hưng đi tiến đến ngh nghip trong tương lai vng chc phi bt ngun t yếu t đu tiên là chn ngh, sau đó mi chn ngành hc, chn bc hc và chn trưng. Tuy nhiên, trên thc tế, đa s hc sinh đu ch quan b qua yếu t quan trng đu tiên. Vic “đt cháy giai đon” này s khiến các em gp phi nhng sai lm trong 6-7 năm tiếp theo sau khi ra trưng.

Mt hc sinh Trưng THPT Nguyn Hu Cu băn khoăn “làm sao đ có kinh nghim làm vic ngay sau khi ra trưng”. Ảnh: H.T

Nhận định trên được ông Vũ Thiện Toàn đưa ra trong chương trình “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 11 năm học 2018-2019, do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT TP và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (huyện Hóc Môn) vừa qua với gần 500 học sinh lớp 12 tham dự. Chương trình có sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Hc sinh cn hiu rõ chính mình

Ông Vũ Thiện Toàn cho biết hiện nay với sự phát triển của CNTT và xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra cơ hội ngành nghề rất lớn với nhiều ngành học, bậc học từ hàng trăm trường ĐH, CĐ, TC nghề. Tuy nhiên, trong vô số sự lựa chọn cho tương lai, sự lựa chọn nào thật sự phù hợp với khả năng và tố chất cần thiết thì bản thân mỗi học sinh mới trả lời được. Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu nhiều năm nay được biết đến là “lò” đào tạo học sinh giỏi với số lượng học sinh giỏi nhiều nhất tại huyện Hóc Môn. Năm học 2017-2018, trường có 470 học sinh lớp 12 thì 95% trúng tuyển vào các trường ĐH; trong đó 1/4 học sinh trúng tuyển vào các trường có uy tín thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM… “Với sức học hiện tại của các em, chắc chắn đã lựa chọn được ngành nghề cho mình và tập trung đầu tư vào việc học, tuy nhiên cần cân nhắc vì thực tế lựa chọn của nhiều em vẫn còn thiếu sót, bởi sự chủ quan”, ông Vũ Thiện Toàn nhận định.

Theo các chuyên gia, trước khi chọn lựa ngành học, nhiều học sinh chưa xác định được học xong sẽ làm nghề gì, hay mong muốn công việc gì trong tương lai; ngược lại, các em chỉ xác định ngành thay vì xác định nghề. Trong khi đó, mỗi ngành đào tạo thường bao gồm rất nhiều nghề, mỗi nghề lại yêu cầu những tiêu chí, tố chất khác nhau… Nếu không có định hướng nghề ngay từ đầu, sau khi ra trường sinh viên sẽ “bơi” giữa nhiều sự lựa chọn, chắc chắn sẽ gặp phải sai lầm trong 6-7 năm tiếp theo, “nhảy” nhiều công việc, dễ nản chí. Không chỉ thế, khi may mắn nhận được công việc đúng sở trường và đam mê nhưng sinh viên không thể đảm đương vì thiếu những kỹ năng, tố chất cần thiết, hoặc là bị đào thải hoặc phải mất thời gian rèn luyện lại từ đầu. Ông Vũ Thiện Toàn nhấn mạnh: “Lộ trình vững chắc cho con đường tiến đến nghề nghiệp trong tương lai là trước hết học sinh cần hiểu rõ bản thân mình mong muốn làm công việc, nghề nghiệp gì (phải tự trả lời được các câu hỏi: công việc đó yêu cầu những tố chất, tiêu chí nào? có phù hợp với năng lực của mình hay không?). Khi đã hiểu rõ chính mình, học sinh mới bắt đầu đối chiếu nghề đó được đào tạo trong ngành nào; điều kiện của bản thân có thể học ở cấp học nào; cuối cùng mới chọn trường phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Dù bỏ qua khâu nào trong lộ trình hoặc “đốt cháy giai đoạn” bỏ qua khâu đầu tiên thì con đường nghề nghiệp chắc chắn sẽ gặp những trở ngại nhất định”.

Vng chc tng bưc đi

Trước băn khoăn của nhiều học sinh về khả năng có việc làm sau khi ra trường, TS. Nguyễn Đức Nghĩa (Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam) chia sẻ rằng toàn bộ lộ trình từ chọn nghề, làm nghề, học sinh phải vững chắc từng bước đi. Trong đó, sau khi chọn được ngành nghề, cấp học và trường phù hợp với bản thân, học sinh cần phải tập trung học tập để vượt qua kỳ thi THPT quốc gia sắp tới; sau đó, tiếp tục chuẩn bị hành trang cho các kỳ xét tuyển, thi năng lực vào các trường (nếu có). Khi vào được trường mà mình mong muốn, các em cần phải chuyên tâm học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn, đồng thời rèn luyện cho mình những tố chất, kỹ năng mềm phù hợp với nghề như: tiếng Anh, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt náo; khi làm việc cần thái độ nghiêm túc tiếp thu, cầu tiến, tiếp tục rèn luyện, năng động, sáng tạo… “Làm được như vậy, khi ra trường các em chắc chắn không lo bị thất nghiệp, bởi dù gặp bất cứ trở ngại gì cũng sẵn sàng vượt qua, và thành công; ngược lại, các em sẽ tự đào thải chính mình”, ông Nguyễn Đức Nghĩa nói.

Bên cạnh khả năng có việc làm sau khi ra trường, một học sinh lớp 12A2 bày tỏ: “Khi đi xin việc, các doanh nghiệp thường đòi hỏi 2 năm kinh nghiệm, như vậy sinh viên mới ra trường chắc chắn không đáp ứng được yêu cầu đó. Em muốn sau khi ra trường có được việc làm ngay, 2 năm kinh nghiệm đó em có thể rèn luyện ở đâu?”. Ông Đoàn Thành Phong (Trưởng bộ phận Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM) cho biết: “Tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn tuyển dụng được người lao động năng động, có đầy đủ tố chất và chuyên môn tốt, nhưng yêu cầu kinh nghiệm làm việc của sinh viên mới ra trường là rất khó. “Tuy nhiên, trong chương trình ĐH, bắt đầu từ năm 2 trở đi có những chương trình kiến tập, thực tập, đây sẽ là những kinh nghiệm đầu tiên cho các em. Trong khoảng thời gian này, ngoài kiến thức chuyên môn, các em nên năng động thực hành các kỹ năng mềm cần thiết cho nghề. Từ năm 3 trở đi các em có thể đi xin thực tập, kiến tập tại các công ty, doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề đang học. Nếu rèn luyện và hiệu quả làm việc tốt, cơ hội được giữ lại làm việc là rất cao. Ngoài ra, quá trình đi học, các em có thể đi làm thêm…, rất nhiều cơ hội cho các em có thêm kinh nghiệm làm việc, nếu biết nắm bắt cơ hội chắc chắn các em sẽ thành công”, ông Đoàn Thành Phong nhấn mạnh.

Hoài Thương

 

Bình luận (0)