Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Không đủ giáo viên đạt chuẩn để dạy tiếng Anh tiểu học

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tại Hội thảo thí điểm thực hiện dạy học tiếng Anh ở tiểu học, Bộ GDĐT thừa nhận,  có quá ít giáo viên đủ chuẩn để dạy chương trình thí điểm tiếng Anh lớp 3.

Một tiết học tiếng Anh của học sinh tiểu học
Chỉ có 28/148 giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn
Theo kế hoạch, năm học này, ngành giáo dục sẽ triển khai dạy tiếng Anh từ lớp 3 theo chương trình 10 năm cho khoảng 20% học sinh trên cả nước. Hiện có hơn 90 trường tiểu học đang dạy thí điểm chương trình tiếng Anh lớp 3, nhưng sau khi kiểm tra trình độ của 148 giáo viên (GV) tham gia dạy thí điểm, chỉ có 28 GV đạt tiêu chuẩn (đạt 550 điểm TOEFL hay 6.0 IELTS), 88 GV đạt mức 400 điểm TOEFL hoặc IELTS tương đương.
Sở dĩ yêu cầu GV tiếng Anh lớp 3 phải đạt chuẩn cao như vậy bởi chương trình mới yêu cầu học sinh phải đạt được trình độ quốc tế theo Khung tham chiếu Châu Âu về ngôn ngữ. Mỗi học sinh tiểu học phải học khoảng 500 – 700 từ, phải biết giao tiếp đơn giản một cách tự tin, chú trọng đến hai kỹ năng nghe và nói.
Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học (Bộ GDĐT) cho biết, Quyết định của Chính phủ nêu rõ rằng, nếu học nghiêm túc, hết THPT, HS có thể đi du học được, bởi vậy yêu cầu về GV phải rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên, do thực tế trình độ của GV không được như mong muốn nên Bộ đã quyết định tạm “hạ chuẩn”, chấp nhận GV đạt trình độ 400 điểm TOEFL trở lên được đăng ký tham gia dạy thí điểm. Những GV này vẫn cần tiếp tục bồi dưỡng để đạt chuẩn 550 TOEFL vào cuối năm
Các địa phương phải tự lo kinh phí, nguồn lực GV
Nhiều GV tiếng Anh bức xúc về chế độ chính sách bởi lương thấp, chỉ được ký hợp đồng thời vụ nên không được đóng bảo hiểm, không có phụ cấp đứng lớp. Điều kiện dạy và học như băng, đĩa hình, tranh ảnh minh họa cũng không được đảm bảo vì hầu hết các trường đều chưa có điều kiện. Bên cạnh đó, không phải GV tiếng Anh nào cũng đảm bảo được trình độ phát âm hay kỹ năng truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, các địa phương phải có trách nhiệm tự bố trí GV tiếng Anh cho các trường, tìm cách khắc phục khó khăn như về sĩ số lớp, trình độ GV, cơ sở vật chất… Bộ sẽ có hỗ trợ nhưng là về sau này chứ Bộ không đứng ra giải quyết khó khăn của các địa phương. Các địa phương tự xét thấy đủ điều kiện thì đăng ký tham gia dạy thí điểm chứ Bộ không bắt buộc tất cả các trường tiểu học đều phải tham gia.
Bên cạnh đó, để triển khai chương trình tiếng Anh thí điểm cho học sinh tiểu học, các địa phương không nhất thiết phải sử dụng bộ sách giáo khoa, tài liệu của Bộ GDĐT biên soạn mà có thể sử dụng các loại sách, tài liệu tiếng Anh khác, tùy theo điều kiện của từng địa phương
Theo Lao Động

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)