Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Không đưa cán bộ kém làm dân vận

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 19-1, Ban Dân vn Thành y TP.HCM đã t chc Hi ngh tng kết công tác dân vn và thc hin quy chế dân ch cơ s năm 2020, trin khai phương hưng, nhim v năm 2021.


Ông Nguyn Hng Lĩnh – y viên Trung ương Đng, Phó Trưng ban Dân vn Trung ương – phát biu ti hi ngh

Tham dự và phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Hồng Lĩnh – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương – đánh giá cao kết quả công tác dân vận và quy chế dân chủ cơ sở đạt được trong năm 2020 của Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM.

Ông Lĩnh cho rằng, đây là trách nhiệm của tất cả cán bộ đảng viên của cả hệ thống chính trị, cho nên cần đánh giá sâu sắc trách nhiệm này. Đánh giá để thấy được sự nỗ lực trong tạo dựng lòng dân, xây dựng niềm tin trong nhân dân như thế nào; thấy rõ sức mạnh, sự đóng góp của nhân dân vào phát triển đất nước. Lòng dân, niềm tin của nhân dân là rất quan trọng. Chiếm lĩnh được niềm tin trong nhân dân càng lớn thì không có thế lực thù địch nào có thể đánh đổ. Tuy nhiên, muốn được lòng dân thì phải xem lại công tác phục vụ như thế nào? Các chính sách, chủ trương đề ra đã hợp lòng dân chưa? Như vậy, đòi hỏi công tác dân vận cần phải khéo, làm sao thúc đẩy được chất lượng, hiệu quả phục vụ nhân dân. Thông qua nhiều phương thức khác nhau như tăng cường đối thoại, tiếp xúc, lắng nghe, chia sẻ để thấy được các tâm tư, nguyện vọng, cũng như hóa giải bức xúc trong nhân dân. Đừng để phát sinh vấn đề mới là thành công. Đặc biệt, trong công tác dân vận các cơ quan Nhà nước và thực hiện quy chế dân chủ, phải dần dần xây dựng ý thức công chức, viên chức đối với nhân dân. Vì thực chất có một bộ phận công chức, viên chức không nhận thức sâu sắc mình là công bộc của dân, phải phục vụ nhân dân.

“Bao giờ tất cả công chức, viên chức nhận thức đầy đủ về ý thức phục vụ, trách nhiệm là công bộc của dân thì lúc này bộ máy của chúng ta mới thực sự là một bộ máy do dân, vì dân”, ông Lĩnh nói.

Nói đến quy chế dân chủ, ông Lĩnh cho rằng, quy chế dân chủ cơ sở phát huy quyền, vị thế người lao động trong cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, đơn vị xã, phường. Nhưng quan trọng người đứng đầu phải nhận thức tốt, thực thi nghiêm túc thì mới đạt kết quả, còn không sẽ ngược lại. Do đó, cần tăng cường kiểm tra, giám sát, tự kiểm tra, tự giám sát để làm tốt hơn.

Cũng theo ông Lĩnh, hiện nay nhân sự của Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM chỉ hơn 20 người, không thể vận động được hết gần 14 triệu dân trên địa bàn TP. Với tư duy công tác dân vận là của cả hệ thống chính trị chứ không phải của Ban Dân vận thì phải tham mưu cho Ban Thường vụ để lãnh đạo cả hệ thống chính trị làm dân vận mới có thể thành công. Đặc biệt, không đưa cán bộ uy tín kém, năng lực kém về làm công tác dân vận. Cấp ủy nào làm trái thì phải “thổi còi” để đội ngũ công tác dân vận đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, tạo được niềm tin đối với nhân dân.

Theo báo cáo của Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM, năm 2020, mặc dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng Ban Dân vận Thành ủy vẫn tiếp tục tập trung tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy lãnh đạo tổ chức sơ kết, tổng kết các nghị quyết, kết luận, chương trình hành động của Trung ương, Thành ủy về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, hội quần chúng. Chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội ngày càng đi vào chiều sâu, nội dung trọng tâm, thiết thực; huy động được đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, chung tay bảo vệ môi trường, tham gia phòng chống dịch Covid-19, đóng góp kinh phí, vật chất ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng do thiên tai, lũ lụt. Bên cạnh đó thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội; tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, dự thảo các văn kiện đại hội Đảng bộ, nhân sự tham gia cấp ủy các cấp…

Bài, ảnh: Nguyn Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)