Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Không đưa giáo viên biên chế ra hợp đồng

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 31-12-2008, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT đã tổ chức cuộc họp qua mạng với 63 Sở GD-ĐT trên toàn quốc để thông báo dự thảo lần thứ 14 chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020.
Ngay sau khi dự thảo 14 được công bố, đại diện Sở GD-ĐT Lào Cai bày tỏ sự băn khoăn: quan điểm phát triển dịch vụ giáo dục và tăng cường yếu tố cạnh tranh trong hệ thống giáo dục liệu có mâu thuẫn với nội dung tại Hội nghị Trung ương 2 khóa 8 đã nêu ra là “cần khắc phục và tránh quan điểm thương mại hóa giáo dục”.
Nhưng theo Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân, khi đặt vấn đề cạnh tranh ở trong chiến lược tức là phải công khai hóa thông tin về các cơ sở đào tạo. Năm học này, bộ bắt đầu thực hiện “ba công khai: công khai về cam kết chất lượng của cơ sở giáo dục, công khai về nguồn lực, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất… và công khai sử dụng tài chính của đơn vị”. Như vậy, việc lựa chọn của người dân đối với cơ sở giáo dục có chất lượng tốt chính là một biểu hiện tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị.
Về vấn đề xóa bỏ biên chế đối với giáo viên, GS Nguyễn Hữu Châu – viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam – khẳng định: mục tiêu nêu trong chiến lược này không có nghĩa là mọi giáo viên sẽ ra khỏi biên chế. Bắt đầu từ 2010 trở đi, mọi giáo viên được tuyển vào đều là ở diện hợp đồng. Trong giai đoạn giao thời vẫn có hai hình thức: biên chế và hợp đồng.
Theo A.NHI – Sài Gòn Giải Phóng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)