Các môn thực hành, thực nghiệm không có quy chế chấm phúc khảo đã phát sinh những vướng mắc, gây bức xúc cho sinh viên.
Một nhóm sinh viên khoa vật lý, khóa 2007, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM phản ánh trong môn thực tập vật lý đại cương 2, nhiều sinh viên làm bài rất tốt nhưng đến khi công bố điểm, sinh viên không tin nổi khi có nhiều bạn bị đánh rớt. Dù “nghi ngờ” kết quả bài thi nhưng sinh viên phải chấp nhận kết quả bài thi khi môn thực hành không cho phép chấm phúc khảo.
Sinh viên đã phản ánh vấn đề này lên ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo khoa. Một số sinh viên khoa vật lý cho biết, môn thực hành vật lý đại cương 2 rất khó qua, có sinh viên thi đến 7 lần vẫn không đạt.
Trước đây, nếu không đỗ lần 1 thì có thể thi lần 2, nhưng theo học chế tín chỉ, nếu thi không đỗ, sinh viên phải đóng tiền học lại. “Để biết thực chất bài thực hành của mình có đúng hay không là rất khó vì sinh viên không có quyền yêu cầu chấm phúc khảo”- một sinh viên cho biết.
Trả lời về vấn đề này, TS Nguyễn Huỳnh Tuấn Anh, bộ môn vật lý tin học, trưởng phòng thí nghiệm vật lý đại cương 2 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, cho biết chính ông là người ra đề thi và chấm bài thực hành này.
TS Tuấn Anh nói: theo barem, bài thực hành bao gồm chấm điểm phần lý thuyết (2 điểm), phần thực hành (8 điểm). Bài thi thực hành, sinh viên đã được hướng dẫn làm trong quá trình học môn thực hành, tuy nhiên đến khi thi, số liệu của đề thi đã được thay đổi so với khi học để tránh gian lận nhưng quy trình làm thì vẫn giữ nguyên.
Những sinh viên nào vẫn làm theo số liệu cũ, dù đúng quy trình nhưng kết quả chắc chắn sai. phần thực hành môn vật lý, dù tiến hành làm trên máy nhưng vẫn yêu cầu thí sinh ghi quy trình và kết quả phân tích trên giấy, do đó, sinh viên không bằng lòng với kết quả có thể gặp trực tiếp giảng viên để được giải thích.
Tuy nhiên, không phải môn thực hành nào cũng được ghi kết quả trên giấy, nhiều môn thực hành hoàn toàn được đánh giá trên máy móc, vật liệu và kết quả có thể quyết định do chủ quan của người chấm.
TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cho biết dù môn thực hành, thực nghiệm rất quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên nhưng môn thực hành thường rất khó để chấm phúc khảo vì bài thi thực hành thường thực hiện trên máy móc, thiết bị nên rất khó đo lường và chủ yếu được chính giảng viên môn thực hành đánh giá. Do đó, nếu không bằng lòng với kết quả, sinh viên chỉ có thể phản ánh lên bộ môn, khoa để xem xét.
TS Nguyễn Thanh Nam, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cũng cho rằng bài thi thực hành khi đã làm xong thì không thể lật lại được, do đó không thể chấm phúc khảo. Nếu có vướng mắc thì sinh viên phải gặp giảng viên ngay khi công bố kết quả để được giải đáp ngay và có sự điều chỉnh trước khi điểm được chuyển về phòng đào tạo. “Vấn đề chủ yếu trong thực hành vẫn là giữa thầy và trò chứ người khác không thể can thiệp được”- TS Nguyễn Thanh Nam nói.
Sinh viên đã phản ánh vấn đề này lên ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo khoa. Một số sinh viên khoa vật lý cho biết, môn thực hành vật lý đại cương 2 rất khó qua, có sinh viên thi đến 7 lần vẫn không đạt.
Trước đây, nếu không đỗ lần 1 thì có thể thi lần 2, nhưng theo học chế tín chỉ, nếu thi không đỗ, sinh viên phải đóng tiền học lại. “Để biết thực chất bài thực hành của mình có đúng hay không là rất khó vì sinh viên không có quyền yêu cầu chấm phúc khảo”- một sinh viên cho biết.
Trả lời về vấn đề này, TS Nguyễn Huỳnh Tuấn Anh, bộ môn vật lý tin học, trưởng phòng thí nghiệm vật lý đại cương 2 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, cho biết chính ông là người ra đề thi và chấm bài thực hành này.
TS Tuấn Anh nói: theo barem, bài thực hành bao gồm chấm điểm phần lý thuyết (2 điểm), phần thực hành (8 điểm). Bài thi thực hành, sinh viên đã được hướng dẫn làm trong quá trình học môn thực hành, tuy nhiên đến khi thi, số liệu của đề thi đã được thay đổi so với khi học để tránh gian lận nhưng quy trình làm thì vẫn giữ nguyên.
Những sinh viên nào vẫn làm theo số liệu cũ, dù đúng quy trình nhưng kết quả chắc chắn sai. phần thực hành môn vật lý, dù tiến hành làm trên máy nhưng vẫn yêu cầu thí sinh ghi quy trình và kết quả phân tích trên giấy, do đó, sinh viên không bằng lòng với kết quả có thể gặp trực tiếp giảng viên để được giải thích.
Tuy nhiên, không phải môn thực hành nào cũng được ghi kết quả trên giấy, nhiều môn thực hành hoàn toàn được đánh giá trên máy móc, vật liệu và kết quả có thể quyết định do chủ quan của người chấm.
TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cho biết dù môn thực hành, thực nghiệm rất quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên nhưng môn thực hành thường rất khó để chấm phúc khảo vì bài thi thực hành thường thực hiện trên máy móc, thiết bị nên rất khó đo lường và chủ yếu được chính giảng viên môn thực hành đánh giá. Do đó, nếu không bằng lòng với kết quả, sinh viên chỉ có thể phản ánh lên bộ môn, khoa để xem xét.
TS Nguyễn Thanh Nam, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cũng cho rằng bài thi thực hành khi đã làm xong thì không thể lật lại được, do đó không thể chấm phúc khảo. Nếu có vướng mắc thì sinh viên phải gặp giảng viên ngay khi công bố kết quả để được giải đáp ngay và có sự điều chỉnh trước khi điểm được chuyển về phòng đào tạo. “Vấn đề chủ yếu trong thực hành vẫn là giữa thầy và trò chứ người khác không thể can thiệp được”- TS Nguyễn Thanh Nam nói.
Theo GIA THÙY / NLĐ
Bình luận (0)