Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Không gây áp lực kiểm tra cuối năm với học sinh tiểu học

Tạp Chí Giáo Dục

Vic kim tra đnh k cui năm hc bc tiu hc đưc ngành giáo dc TP.HCM t chc nh nhàng, đơn gin, tuyt đi không to ra áp lc cho hc sinh, ph huynh. Tuy nhiên, đ ci b đưc áp lc này thì ph huynh phi thông v mt tư tưng.


Các trưng tiu hc ti TP.HCM không to áp lc trong k kim tra đnh k cui năm hc (nh minh ha)

Kim tra nh nhàng, không áp lc

Theo kế hoạch, bậc tiểu học sẽ hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II năm học 2022-2023 trước ngày 25-5. Ở thời điểm này, học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố đang hoàn thành kỳ kiểm tra cuối học kỳ II.

Tại Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (Q.1), cô Lê Thị Thanh Hương (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, việc kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II với học sinh được trường thực hiện rất nhẹ nhàng, không tạo bất cứ áp lực gì với học sinh và phụ huynh. Do đặc thù trường học 2 buổi/ngày nên ngoài việc học ở trường, học sinh không được giáo viên giao thêm bài tập về nhà mà chỉ nhắc phụ huynh hỗ trợ rèn thêm kỹ năng cho học sinh ở nhà. “Với riêng học sinh lớp 1, lớp 2, do các em còn nhỏ nên việc kiểm tra chỉ như một hoạt động đánh giá hết sức bình thường mà giáo viên vẫn thực hiện. Việc đánh giá học sinh trong suốt năm học được thầy cô đánh giá cả quá trình, ghi nhận sự tiến bộ của các em trong cả năm học chứ không phải chỉ phụ thuộc vào bài kiểm tra cuối năm. Do vậy, các phụ huynh không nên lo lắng”, cô Hương chia sẻ.

Trong khi đó, tại Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (TP.Thủ Đức), thời gian kiểm tra cuối học kỳ II được giáo viên chủ nhiệm thông báo chi tiết đến phụ huynh qua group. Đồng thời, tin nhắn điện tử của trường cũng phát đi thông báo để phụ huynh quan tâm, động viên học sinh. Cô Lê Kim Trọng (giáo viên chủ nhiệm lớp 1) cho hay, kiến thức trong đề kiểm tra cuối học kỳ II đều là các kỹ năng, kiến thức mà học sinh đã được giáo viên giảng dạy, ôn tập thường xuyên trên lớp. Do vậy rất quen thuộc với các em. Ngoài ra, do học sinh đã được học 2 buổi/ngày nên việc ôn tập tại nhà để chuẩn bị cho kỳ kiểm tra giáo viên cũng không quá nặng nề nhằm giảm áp lực học cho các em. “Để chuẩn bị tốt nhất cho học sinh trong kỳ kiểm tra, giáo viên nhắc phụ huynh có thể thiết kế các hoạt động học tập ở nhà một cách nhẹ nhàng như cùng con đọc sách, đọc cho con viết các đoạn văn nhỏ trong sách giáo khoa, cùng con chơi đố vui các bài toán… Qua các hoạt động vừa học vừa chơi này, các em rèn luyện được kỹ năng, kiến thức đã học trên lớp mà việc học vẫn nhẹ nhàng, hiệu quả”, cô Trọng chia sẻ.


Vic đánh giá hc sinh tiu hc đưc thc hin xuyên sut c năm hc, không ch ph thuc vào đim s các bài kim tra (nh minh ha)

Ông Nguyễn Bảo Quốc (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) nhấn mạnh, việc kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II ở bậc tiểu học cần vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan. Tuyệt đối không tạo ra áp lực kiểm tra định kỳ đối với học sinh, chỉ xem như một hoạt động đánh giá thông thường hằng ngày dành cho các em. Thời gian kiểm tra do phòng GD-ĐT hướng dẫn trường tiểu học sắp xếp hợp lý, phù hợp, cân đối giữa các khối lớp, linh hoạt bố trí tránh ngày cận lễ, cần lưu ý công tác phòng chống dịch Covid-19. Giới hạn nội dung kiểm tra định kỳ đến trước thời điểm kiểm tra 1 tuần.

Áp lc đến t ph huynh

Giáo viên chủ nhiệm lớp 1 ở một trường tiểu học trên địa bàn Q.3 kể, vào mỗi kỳ kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra cuối năm học, phụ huynh thường nhắn tin riêng xin giáo viên các bộ đề để phụ huynh rèn thêm cho con tại nhà. Nhiều phụ huynh còn đặt nguyện vọng xin được… gửi con ở nhà giáo viên vào cuối tuần để rèn thêm cho các em trước kỳ kiểm tra. “Thông thường ở bậc tiểu học, việc kiểm tra đánh giá không áp lực, học sinh tiếp nhận các kỳ đánh giá này một cách rất nhẹ nhàng vì toàn là kiến thức các em đã được làm quen. Thế nhưng, áp lực lại đến từ phía phụ huynh khi luôn “thổi phồng” về các kỳ đánh giá này. Khi thấy học sinh học, chuẩn bị kiểm tra mà không có đề cương, bài tập được giao về nhà để rèn luyện, nhiều phụ huynh nhắn tin hỏi. Chính áp lực từ phụ huynh vô tình đã tạo ra áp lực cho học sinh và đặt nặng áp lực lên giáo viên, nhà trường, khiến việc học của các em trở nên nặng nề, trong khi bản chất là rất nhẹ nhàng”, giáo viên này nêu rõ.

Cô Lê Thị Thanh Hương chia sẻ, trong đánh giá ở bậc tiểu học, các nhà trường đều thực hiện việc đánh giá theo năng lực học sinh. Đánh giá vì sự tiến bộ của người học chứ không phải dựa vào điểm số các bài kiểm tra. Theo cô Hương, ở bậc tiểu học, quan trọng hơn cả là đánh giá quá trình, đánh giá để động viên khích lệ học sinh. Việc đánh giá định kỳ chỉ như một hoạt động đánh giá bình thường và không phản ánh hết được năng lực học sinh. Các kiến thức trong đề kiểm tra không mang tính đánh đố học sinh mà là những kiến thức quen thuộc nhằm kiểm tra năng lực học sinh đạt được ở một giai đoạn nhất định. “Không có một áp lực nào trong kỳ kiểm tra đánh giá định kỳ học sinh tiểu học. Học sinh thực hiện các bài kiểm tra đó trong tâm thế rất nhẹ nhàng. Vì thế, phụ huynh không nên áp lực, không nên quá căng thẳng về điểm số. Ngay cả khi kết quả bài làm của con không được như bạn bè thì điều đó cũng không phản ánh được điều gì bởi việc học là cả quá trình và không thể hiện chỉ qua điểm số. Điều quan trọng hơn cả là phụ huynh theo sát con, thường xuyên động viên khích lệ để con thêm nỗ lực, cố gắng, vui thích với việc học mỗi ngày”, cô Hương khuyên.

Bài, ảnh: Quang Long

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)