Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” ở trường học: Nơi học tập Bác cách làm nhẹ nhàng, sâu sắc và hiệu quả

Tạp Chí Giáo Dục

Sau 2 năm đưa Không gian văn hóa H Chí Minh vào trưng hc, bng đa dng hình thc, không gian đã thc s tr thành không gian sng h tr thc hin hiu qu công tác giáo dc chính tr tư tưng, đo đc li sng cho hc sinh TP.HCM, tác đng sâu rng đến cht lưng giáo dc ca mi nhà trưng.


Cô trò Trưng THPT Dương Văn Thì hc tp ti phòng Không gian văn hóa H Chí Minh nhà trưng

Từ năm học 2022-2023, Trường THPT Dương Văn Thì (TP.Thủ Đức) đã xây dựng một phòng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, trưng bày những tư liệu, mô hình, hình ảnh, sách báo về Bác do học sinh, giáo viên nhà trường cùng đóng góp. Đồng thời, Không gian văn hóa Hồ Chí Minh còn được trường mở rộng tại thư viện, với mong muốn đưa không gian về Bác trở nên thiết thực, gần gũi hơn với học sinh, thầy cô.

Qua 2 năm triển khai, Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được nhà trường gắn với việc dạy và học, nhất là các môn như ngữ văn, lịch sử; là nơi để học sinh tìm hiểu thêm những câu chuyện về Bác để thực hiện các hoạt động như kể chuyện về Bác…

Mới đây, trường đã xây dựng thêm Con đường Hồ Chí Minh đặt tại hành lang trường, hướng tới đưa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh đến gần hơn nữa với học sinh, bao trùm lên mọi không gian của trường.

Cô Nguyễn Thị Thanh Trúc – Hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Thì chia sẻ, mong muốn của nhà trường là việc xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh không chỉ dừng ở một phòng mà phải trở thành không gian sống, trải dài ở mỗi góc, từng hành lang nhà trường. Học sinh mỗi ngày các em đọc được, thấy được những hình ảnh, câu chuyện về Bác sẽ từng ngày tác động đến nhận thức, hành động, thay đổi thói quen học sinh.

Hàng ngày học sinh đi qua lại trên hành lang sẽ đều thấy được những hình về Bác, đọc được các câu chuyện về Bác, từ đó giúp việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở nên gần gũi, thiết thực hơn nữa với các em học sinh.

“Tới đây, trường sẽ thiết kế thêm mã QR trên mỗi chủ đề ở mỗi hành lang. Hiện nay nhà trường đã có trang Fanpage Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, thời gian tới trang Fanpage sẽ tiếp tục được trường phát triển, tích hợp gắn cùng với các chủ đề tại Con đường Hồ Chí Minh để làm phong phú thêm những tư liệu, câu chuyện, hình ảnh về Bác cũng như tăng tính giáo dục học sinh. Năm học tới, các tổ bộ môn nhà trường, đặc biệt là tổ sử, địa sẽ thiết kế các chuyên đề, triển lãm tại Con đường Hồ Chí Minh để học sinh tham gia, học tập…” – cô Trúc nói thêm.

“Hc tp Bác ngay trong cách làm: Nh nhàng, sâu sc và hiu qu

Từ năm học 2022-2023, Sở GD-ĐT TP.HCM đã thực hiện xây dựng văn hóa học đường và giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho học sinh thông qua Không gian văn hóa Hồ Chí Minh.

Sau 2 năm triển khai, Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong trường học đã góp phần thực hiện hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo của thành phố, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, bồi dưỡng nhân cách, lối sống cho học sinh, sinh viên.

Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, đến nay, 1.418 mô hình, công trình vật thể trưng bày đã được các cơ sở giáo dục triển khai. Trong đó có 465 công trình bậc mầm non, 570 công trình tiểu học, 267 công trình THCS và 116 mô hình bậc trung học phổ thông và đơn vị trực thuộc sở.

Ông Nguyễn Kim Luyện – Phó Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, Không gian văn hóa Hồ Chí Minh đã trở thành không gian giảng dạy và học tập các bộ môn lịch sử, ngữ văn, giáo dục địa phương, giáo dục công dân, tổ chức hoạt động học tập, sinh hoạt, trải nghiệm về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trở thành không gian mở để mọi người cùng tìm hiểu thêm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó góp phần giáo dục học sinh, sinh viên truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc; bồi dưỡng nhân cách, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, khát vọng cống hiến, làm người tử tế, có tri thức, góp phần quan trọng trong việc hình thành các phẩm chất theo Chương trình GDPT 2018.

Không chỉ dừng ở mô hình, trong suốt 2 năm triển khai, Không gian văn hóa Hồ Chí Minh còn được các nhà trường thực hiện bao trùm lên hoạt động giáo dục của trường. Trong đó, thực hiện sinh hoạt chào cờ đầu tuần kết hợp kể chuyện về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào sáng thứ hai hàng tuần với đa dạng hình thức phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường.

Đặc biệt, đẩy mạnh chuyển đổi số giáo dục, 100% các trường ứng dụng CNTT trong tuyên truyền thực hiện xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh thông qua cổng thông tin điện tử, các trang mạng xã hội (Fanpage, Zalo…), tạo mã QR, tác động sâu, rộng đến học sinh, giáo viên, phụ huynh và xã hội. Phụ huynh, học sinh có thể truy cập nhanh qua mã QR, đường link tài liệu hoặc trực tuyến trên cổng thông tin, Fanpage nhà trường để tìm kiếm tư liệu về Bác hoặc cập nhật các hoạt động của nhà trường, học sinh tại “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh”.

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu đánh giá, trong 2 năm thực hiện, Không gian văn hóa Hồ Chí Minh đã được các trường học xây dựng một cách chủ động, sáng tạo phù hợp với lứa tuổi học sinh, từ mầm non đến các em học sinh trước ngưỡng cửa trưởng thành. 

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, mặc dù Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được thực hiện chính thức tại các trường học từ năm học 2022-2023, nhưng trước đó ngành đã có những phối hợp ký kết liên tịch về việc triển khai học tập theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh cũng như Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó việc phát huy Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong nhà trường gắn với những câu chuyện cụ thể, gần gũi, những mục tiêu phù hợp với lứa tuổi.

“Thành công của mô hình thể hiện ở cách làm, giải pháp khác nhau ở các trường. Hiện chưa có công thức hay hình mẫu nào cho Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, các cơ sở giáo dục đều mày mò trên tinh thần học – hiểu và làm theo gương Bác. Tôi cho rằng việc triển khai mô hình một cách đa dạng, sáng tạo, không hình thức khuôn mẫu, không phô trương… tại các cơ sở giáo dục như thời gian qua là đúng hướng. Học tập Bác ngay trong cách làm: Nhẹ nhàng, sâu sắc và hiệu quả”, ông Nguyễn Văn Hiếu nhìn nhận.

Khương Yến

Bình luận (0)