Hội nhậpGiáo dục phát triển

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại các cơ sở của hệ thống trường Ngô Thời Nhiệm

Tạp Chí Giáo Dục

Đưc biết, Không gian văn hóa H Chí Minh ti trưng Ngô Thi Nhim rt đp v hình thc, phong phú v ni dung nên tôi đã đến thăm trưng vào mt bui chiu cui tháng 7-2024…

Học sinh đang học tập tại Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Ngay khi bước chân vào Không gian văn hóa Hồ Chí Minh tôi thấy các tư liệu chứa đựng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh để cho mọi người hiểu biết sâu sắc về thân thế, sự nghiệp cách mạng của Bác; qua đó để tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Đó cũng là nơi tỏa sáng về tư tưởng, đạo đức, phong cách, lối sống của Bác để mọi người học tập và làm theo. Đó là hình ảnh tư liệu với các chủ đề: Thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Giai đoạn 1911-1930; Giai đoạn 1930-1945; Giai đoạn 1945-1954; Giai đoạn 1954-1969; Di chúc và những ngày cuối cùng của Bác; Bác Hồ với giáo dục; Bản đồ hành trình về nguồn của trường Ngô Thời Nhiệm; Vần thơ dâng Bác – là những bài thơ của cán bộ, giáo viên, học sinh của trường Ngô Thời Nhiệm viết về Bác; Hình ảnh các tượng đài và nơi làm việc của Bác trên thế giới; Hành trình các nẻo đường Bác đã đi qua… Ngoài ra còn trưng bày những mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam, các kỳ Đại hội Đảng, các kỳ họp Quốc hội. Không gian văn hóa Hồ Chí Minh còn được kết nối với thư viện, có tủ sách viết về Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cùng thư viện điện tử có nhiều tư liệu, hình ảnh của Bác để phục vụ người đọc.

Trò chuyện với thầy Đỗ Tấn Đức – Phó Bí thư Đảng bộ hệ thống trường Ngô Thời Nhiệm kiêm Trợ lý Thanh niên của Trường Tiểu học, THCS và THPT Ngô Thời Nhiệm; thầy Đức cho tôi biết: “Ngay từ khi Thành ủy thành phố Thủ Đức chỉ đạo về việc xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh thì cô Phạm Thị Thúy Vĩnh – người sáng lập trường đã chỉ đạo cho tôi phối hợp với tổ sử thiết kế Không gian văn hóa Hồ Chí Minh phải trang trọng, mang đậm những đặc trưng về tình cảm và cốt cách của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường đối với Bác. Tùy vị trí của từng cơ sở để trang trí cho phù hợp, thuận tiện cho việc giảng dạy, trải nghiệm; Đồng thời, phải là không gian mở thể hiện sự gần gũi của Bác với mọi người; thuận tiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh và khách tham quan tìm hiểu, trải nghiệm về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, hình ảnh của Bác trong lòng các thế hệ Việt Nam và nhân loại trên toàn thế giới”.

Với riêng tôi, Không gian văn hóa Hồ Chí Minh của trường Ngô Thời Nhiệm là nơi tổng hòa những yếu tố từ vật chất đến tinh thần nên được đầu tư xây dựng rất khang trang; tổ chức thực hiện bài bản; nguồn tư liệu phong phú xuất phát từ tâm của người sáng lập trường cùng tập thể sư phạm và học sinh. Tôi được biết, nhà trường còn hỗ trợ các địa phương nơi trường trú đóng về thiết kế, tài chính và tư liệu để xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh.

Một mặt cổng ngoài

Thầy Đức cũng cho biết thêm về việc học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh luôn thường trực trong các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng hằng năm của nhà trường; Thường xuyên tổ chức các chương trình thuyết trình, thi đố vui giữa các cơ sở của hệ thống trường Ngô Thời Nhiệm; nhà trường cũng tổ chức đăng cai trong cụm chuyên môn cuộc thi “Tìm hiểu về Hồ Chí Minh – Chân dung một con người”. Các bộ môn của nhà trường đã giảng dạy tại Không gian văn hóa Hồ Chí Minh như sau:

– Tổ Lịch sử: Cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, Nhật, Mỹ; Chúc thư của Bác; Năm bảo vật quốc gia; Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Nhà giáo Nguyễn Tất Thành; Các cột mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam. Đặc biệt là chủ đề “Tầm vóc di chúc” được nhà trường xây dựng công phu, bài bản.

– Tổ Địa lý: Vì Biên cương Tổ quốc – Vì Biển đảo quê hương…

– Các chi bộ: Tổ chức Lễ kết nạp đảng viên mới tại Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

– Đoàn Thanh niên: Giới thiệu tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên; Giới thiệu những câu chuyện về Bác với thanh niên; Giới thiệu những ca khúc, những bài thơ hay về ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kết nạp đoàn viên.

– Đội Thiếu niên tiền phong: Tổng phụ trách Đội giới thiệu về Không gian văn hóa Hồ Chí Minh và cuộc đời, sự nghiệp của Bác; Tổ chức lễ Kết nạp đội viên tại Không gian văn hóa Hồ Chí Minh; Học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 thi kể chuyện về Bác Hồ; Giới thiệu các tác phẩm truyện tranh về Bác.

– Tổ Văn: Bình thơ Bác trong tác phẩm “Nhật ký trong tù” và một số bài thơ trong tập thơ “Vần thơ dâng Bác” của cán bộ, giáo viên, học sinh của trường.

Lê Trí

Tôi lướt qua những dòng thơ dâng Bác có 20 bài, tôi tâm đắc với hai bài thơ của cô Phạm Thị Thúy Vĩnh viết trong dịp đoàn cán bộ, giáo viên của trường đến thăm Pắc Pó ngày 28-3-2015.

Thả thơ cùng Người

Pắc Pó bồi hồi thổn thức mơ

Xanh trong dòng nước dạ ngẩn ngơ

Chống Pháp nơi đây là cứ địa

“Suối Lê” cùng Bác thả vần thơ.

 

Đường cách mạng cho dân tộc Việt

Địa linh này đậm sắc hương thơ

Đây suối Lê-nin, núi Các Mác

Bồi hồi nhớ lúc Bác làm thơ.

 

Bên bàn làm việc của Bác

Con ngồi bên suối Lê-nin

Nhìn núi Các Mác thấy in bóng người

Chông chênh bàn đá Bác ngồi

Từ đây Bác viết nên cơi sử vàng.

 

Từ nơi thế giới vĩnh hằng

Bác đang chỉ lối dẫn đường cho con.

Ấm nồng thêm tấm lòng son

Con như thấy Bác vẫn còn đâu đây.

 

Bình luận (0)