Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Không giỏi ngoại ngữ vẫn có cơ hội học ngành liên quan

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là chia s ca các chuyên gia trong chương trình tư vn tuyn sinh “Đúng ngành ngh – Sáng tương lai” ln th 14 năm hc 2021-2022 din ra ti Trưng THPT Nguyn Du (Q.10, TP.HCM) mi đây.


Chuyên gia gi
i đáp thc mc ca hc sinh Trưng THPT Nguyn Du

Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐHQG TP.HCM, Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức, cùng sự đồng hành của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và nhiều trường ĐH, CĐ trên địa bàn thành phố.

Đào to ngoi ng đu vào

Tư vấn cho học sinh về sự khác nhau giữa chương trình đào tạo thường và chương trình liên kết quốc tế, TS. Đỗ Hữu Nguyên Lộc (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho biết chương trình đào tạo thường, sinh viên học song ngữ với 50% bằng tiếng Việt, 50% bằng tiếng Anh. Tiếng Anh ở bậc ĐH không chỉ rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết mà còn được cập nhật kiến thức liên quan đến ngành nghề, đảm bảo trang bị cho sinh viên đầy đủ vốn ngoại ngữ, kỹ năng cần thiết. Trong khi đó, chương trình đào tạo quốc tế học hoàn toàn 100% bằng tiếng Anh. Trong chương trình này, nhà trường liên kết với trường đối tác ở Anh quốc đào tạo sinh viên học tại chỗ, nhận bằng quốc tế mà không cần phải… xuất ngoại. Nếu sinh viên có nhu cầu và mong muốn du học ở nước ngoài có thể lựa chọn học 2 năm tại Việt Nam, 2 năm tại trường đối tác ở nước ngoài. Đối với học sinh chưa giỏi tiếng Anh nhưng có mong muốn học tại Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM, TS. Lộc khẳng định, các em vẫn có cơ hội. “Những em có chứng chỉ IELTS theo quy định, nhà trường sẽ miễn đào tạo tiếng Anh đầu vào. Những trường hợp chưa giỏi tiếng Anh, chưa có chứng chỉ, nhà trường có chương trình tiếng Anh dự bị đào tạo theo 7 cấp độ hoàn toàn miễn phí. Khi các em đạt được trình độ nhất định, nhà trường mới bắt đầu đào tạo chương trình học chính thức. Do đó, học sinh có thể an tâm lựa chọn ngành học mong muốn”, TS. Lộc thông tin. Trả lời câu hỏi của một học sinh về việc học ngôn ngữ Trung có yêu cầu chứng chỉ đầu vào không, ThS. Nguyễn Duy Trung (Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tổ chức sự kiện Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM) khẳng định, nhà trường không xét đầu vào bằng chứng chỉ ngoại ngữ. Theo đó, nhà trường có các hình thức tuyển sinh: dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT; dựa vào điểm học bạ; tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT; dựa vào kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM. “Đối với ngành ngôn ngữ Trung hay các ngành khác, nhà trường đều dựa vào các hình thức trên xét tuyển, không dựa vào chứng chỉ ngoại ngữ. Nên việc học sinh đăng ký học ngoại ngữ mà chưa giỏi hay chưa có chứng chỉ không ảnh hưởng đến cơ hội trúng tuyển. Tuy nhiên, nếu em nào giỏi hay có chứng chỉ trước khi vào trường sẽ có lợi thế hơn”, ThS. Trung chia sẻ.

Hc Vit Nam hay nưc ngoài?

Trong chương trình tư vấn, nhiều học sinh bày tỏ sự quan tâm đối với nhóm ngành truyền thông. Điển hình như em Phan Lê Thanh Thảo (lớp 12A16) chia sẻ: “Em muốn học ngành quản trị truyền thông. Vậy ngành này đào tạo như thế nào? tuyển sinh ra sao?”. Giải đáp câu hỏi này, ông Mai Xuân Hải Luân (Phó Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Greenwich Việt Nam) cho biết ngành quản trị truyền thông trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng sản xuất nội dung trên các nền tảng truyền thông dưới nhiều hình thức như ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, clip… Chương trình học giúp sinh viên có cái nhìn chân thực về bối cảnh truyền thông hiện đại và các vấn đề của ngành công nghiệp truyền thông toàn cầu. Greenwich Việt Nam là trường liên kết quốc tế giữa ĐH Greenwich (Anh quốc) và Trường ĐH FPT. Theo học ngành quản trị truyền thông tại Greenwich Việt Nam, sinh viên được đào tạo 100% bằng tiếng Anh với thời gian học 4 năm. Nếu sinh viên có nhu cầu chuyển tiếp học tại ĐH Greenwich ở Anh quốc thì nhà trường sẽ hỗ trợ làm thủ tục hồ sơ. Học ở Việt Nam hay ở Anh quốc, sau khi tốt nghiệp, sinh viên đều nhận bằng do ĐH Greenwich cấp, có giá trị toàn cầu. “Năm 2022, nhà trường xét tuyển dựa vào điểm học bạ với điểm trung bình từ 7,5 trở lên. Đặc biệt, sinh viên trúng tuyển vào trường còn có cơ hội nhận học bổng trị giá từ 25-45 triệu đồng. Học ở Việt Nam hay nước ngoài không quan trọng, quan trọng là khả năng tiếp thu kiến thức của các em tại môi trường học đó như thế nào. Tuy nhiên, nếu học ở Việt Nam, các em sẽ dễ dàng trải nghiệm cũng như việc tiếp thu kiến thức cũng thuận lợi hơn”, ông Luân cho biết.

S KHÁC NHAU GIA NGÀNH QUN TR KINH DOANH VÀ NGÀNH KINH DOANH QUC T

Trong chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” lần thứ 14 diễn ra tại Trường THCS – THPT Diên Hồng (Q.10, TP.HCM) mới đây, nhiều học sinh thắc mắc về sự khác nhau giữa ngành quản trị kinh doanh và ngành kinh doanh quốc tế. Giải đáp thắc mắc này, TS. Trần Nam Quốc (Trưởng khoa kinh doanh Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TP.HCM) cho biết quản trị kinh doanh là một ngành học đa lĩnh vực thuộc phạm trù doanh nghiệp. Các em sẽ học cách để điều hành một công ty nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. Do đó, các em sẽ được học nhiều mảng: marketing, bán hàng, nhân sự, tài chính, logistics… Trong khi đó, kinh doanh quốc tế không chỉ học chuyên sâu về kinh doanh trong nước mà còn vươn ra quốc tế. Cụ thể, người học ngành này sẽ tham gia vào các hoạt động kinh doanh như xuất khẩu hàng hóa, chuyển giao thương hiệu, ký kết nhập vật liệu từ nước ngoài… Ngành này có 2 chuyên ngành: logistics và quản lý chuỗi cung ứng; ngoại thương. “Trong những năm gần đây, ngành quản trị kinh doanh và ngành kinh doanh quốc tế thu hút nhiều sinh viên theo học. Tốt nghiệp, cơ hội việc làm rộng mở, thăng tiến cao. Trong môi trường Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TP.HCM, sinh viên không chỉ được đào tạo kỹ năng về ngoại ngữ mà còn kỹ năng về CNTT cũng như hoạt động tương tác đổi mới tư duy sáng tạo”, TS. Quốc thông tin.


H
c sinh Trưng THPT Nguyn Du đt câu hi cho ban tư vn

Giải đáp thông tin về ngành kỹ thuật cơ khí, PGS.TS Nguyễn Quốc Hưng (Trưởng khoa kỹ thuật Trường ĐH Việt Đức) cho hay đây là một trong 7 chuyên ngành đào tạo của nhà trường. Các chương trình đào tạo đều phối hợp với đối tác Đức. Ngành kỹ thuật cơ khí học trong thời gian 4 năm, trong đó nửa năm đầu đào tạo kiến thức đại cương, tăng cường tiếng Anh, còn lại đào tạo kiến thức chuyên ngành. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng của cả Việt Nam và Đức. Tất cả những văn bằng này đều theo tiêu chuẩn Đức và có giá trị chính thức ở hầu hết các nước châu Âu.

Bài, ảnh: H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)