Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Không khó kiếm việc làm

Tạp Chí Giáo Dục

Nhân viên kỹ thuật kiểm tra dịch bệnh tôm sú ở ĐBSCL.

ĐBSCL là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước cả về diện tích, sản lượng, kim ngạch xuất khẩu với 2 đối tượng nuôi chính là tôm sú và cá tra. Vì vậy, nhu cầu LĐ có kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản khá cao…

Theo Ban Giám hiệu Trường CĐ nghề Sóc Trăng, hiện trường đào tạo hệ chính quy với 2 bậc cao đẳng và trung cấp. Quá trình học, học viên (HV) được trang bị nhiều kiến thức, đáp ứng công việc tại các trại SX giống hay các cơ sở nuôi trồng thủy sản. HV có thể làm việc độc lập hoặc phối hợp nhóm.
HV ra trường có thể mở cơ sở kinh doanh hoặc bán hàng tại các cửa hàng kinh doanh thức ăn, hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Quá trình học, ngoài thực hành tại trại thực nghiệm, HV còn được cọ xát với thực tế tại một số cơ sở như: Trại thực nghiệm giống thủy sản Mỹ Thanh, Cty CP chế biến & nuôi trồng thủy sản Mỏ Ô (Sóc Trăng), Trại thực nghiệm thủy sản Bạc Liêu…
Từ năm 2004 tới nay, Trường CĐ nghề Sóc Trăng đã đào tạo được 5 lớp nuôi trồng thủy sản (bình quân 40 – 45 HV/lớp). Theo khảo sát,  hầu hết HV đang làm việc đúng ngành nghề tại các Cty nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh với thu nhập ít nhất 2 triệu đồng/tháng.
Trần Thanh Đà (TN khóa 2004 – 2006), hiện là Trưởng khu vực Sóc Trăng một Cty phát triển nguồn lợi thủy sản ở Đà Nẵng là ví dụ. Mới nhận việc, lương cơ bản của Đà chỉ 800.000 đồng/tháng, nhưng có năng lực nên hiện lương của Đà là 3,4 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế ở ĐBSCL, nhân lực ngành nghề này được đào tạo còn ít. Nhiều trường nghề ở ĐBSCL có đào tạo, song quy mô cũng chỉ như Trường CĐ nghề Sóc Trăng hoặc ít hơn, nhiều hơn không đáng kể.
Theo quy hoạch đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 thì, vào năm 2010, LĐ ngành thủy sản ở ĐBSCL khoảng 2.750.000 người và 2,9 triệu LĐ vào năm 2015 ở 3 vùng nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt.
Thời gian gần đây, tuy nghề nuôi cá tra vả tôm sú gặp nhiều khó khăn, song thủy sản vẫn được xác định là một thế mạnh kinh tế chủ lực ở ĐBSCL. Vì vậy, việc đào tạo để cung ứng nguồn LĐ có kỹ thuật cho nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL cần được quan tâm đúng mức.

Theo NLD

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)