Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

“Không khuyết” – Hãy tự mình trở thành điều kỳ diệu!

Tạp Chí Giáo Dục

Không ai có th chn nơi sinh ra cũng không th quyết đnh đưc nhng biến c trong cuc đi. Nhưng chúng ta có quyn vươn lên, vưt qua s phn đ tr thành điu k diu.


Anh Tô Đình Khánh (c
m mic) và bn Nguyn Ngc Nht chia s câu chuyn ca mình vi các bn tr

Đó chính là thông điệp các em sinh viên nhóm Moonlight – ngành quan hệ công chúng (Trường CĐ FPT Polytechnic Hồ Chí Minh) gửi đến các bạn qua Talkshow “Không khuyết” diễn ra vào tối 2-7 vừa qua tại Nhà Văn hóa Sinh viên TP.HCM.

Khuyết nhưng không khuyết

Diễn ra trong thời gian ngắn nhưng Talkshow “Không khuyết” đã thật sự truyền cảm hứng tích cực đến các bạn trẻ, nhất là sinh viên. Tại đây, các bạn đã được lắng nghe những câu chuyện đầy nghị lực qua sự chia sẻ của những khách mời đặc biệt. Dù họ mang trong người khiếm khuyết nhưng suy nghĩ, cách sống của họ không hề khuyết.

Như câu chuyện của anh Tô Đình Khánh (sinh năm 1993, quê Đắk Lắk) – chàng trai khuyết tật hai chân nhưng nghị lực sống phi thường. Sinh ra và lớn lên khỏe mạnh như bao người, biến cố ập đến kể từ 2018 khiến đôi chân của anh phải bị cắt bỏ. Có lúc anh Khánh gần như tuyệt vọng, có ý định tự tử để thoát khỏi cuộc sống của người tật nguyền. Nhưng khi bình tâm lại, anh nhận ra rằng, chỉ có còn sống anh mới có thể nhìn thấy được cha mẹ, anh em. Và chỉ có sự sống mới giúp anh thực hiện được những công việc còn dang dở. Từ đó anh quyết tâm trở thành một chàng trai sống lạc quan, ý nghĩa. Anh học cách chăm sóc bản thân tốt hơn, tự làm việc, kiếm tiền nuôi chính mình và gia đình. Anh cũng bắt đầu chơi TikTok và thường xuyên chia sẻ những video có nội dung hài hước và lạc quan để truyền động lực tới những người xung quanh.


Nhóm Moonlight cùng giáo viên hư
ng dn chp hình lưu nim vi các khách mi đc bit

Nhân vật khác là bạn Nguyễn Ngọc Nhứt (sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM). Nghỉ học từ cấp 2, Nhứt lao vào cuộc sống mưu sinh và không may bị điện giật, phải cắt bỏ đôi tay. Thay vì phó mặc cho số phận, Nhứt nhanh chóng trở thành một chàng trai mạnh mẽ, biết chấp nhận khó khăn và biến khó khăn thành động lực. Dù không có đôi tay nhưng mọi hoạt động, sinh hoạt của mình Nhứt đều tự làm, không phiền đến người khác. Hiện Nhứt đang sống và học tập một mình tại TP.HCM. Nhứt chia sẻ: “Khi mình bị cắt bỏ đôi tay, cứ nghĩ mọi thứ đã chấm dứt. Nhưng những người xung quanh luôn động viên: “Nhứt cố lên”, “Nhứt đừng bỏ cuộc”, “Nhứt ráng nhé!”… Đôi lúc, chúng ta cứ nghĩ cuộc sống quay lưng với mình nhưng thật ra không ai bỏ mình cả. Vậy tại sao mình không cố lên, sống tốt để truyền cảm hứng đến những người cùng cảnh ngộ”. Hiện kênh TikTok “Cụt yêu đời” của Nhứt có hơn 80.000 lượt theo dõi, 1.000.000 lượt thích và kênh Youtube “Cụt Cụt Gamer” với gần 40.000 lượt đăng ký, trên 30.000 lượt xem với mỗi video ra mắt.

Một nhân vật khiến nhiều bạn trẻ vô cùng khâm phục đó là thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thái Duy (Khoa Xương khớp, Bệnh viện Quận 2, TP.HCM). Anh từng trải qua tuổi thơ nhiều tổn thương tâm lý khi bị bạn bè trêu chọc về ngoại hình và giọng nói của mình bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch. Không dừng lại ở đó. Năm 2015, khi trở thành bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, phát hiện mình mang căn bệnh có nguy cơ bị ung thư, anh quyết định cắt bỏ ngón tay trỏ để đảm bảo bệnh tình không chuyển biến nặng. Là một người bác sĩ cầm dao phẫu thuật cứu người, việc thiếu mất một ngón tay gây cản trở rất lớn trong công việc, đôi lúc khiến anh cảm thấy tủi thân và tiếc nuối. Nhưng anh đã kiên nhẫn rèn luyện để vượt qua trở ngại đó. Sau hơn một năm luyện tập giờ đây bác sĩ Thái Duy đã có thể cầm dao mổ trở lại. Bên cạnh đó, anh còn là một người tích cực đóng góp cho cộng đồng.

Điu k diu nm chính mình

Theo dõi xuyên suốt talkshow, bạn trẻ Tô Đình Thuận chia sẻ: “Em cảm thấy vô cùng khâm phục những tấm gương như các anh Khánh, Nhứt, Duy. Dù không lành lặn nhưng các anh sống và làm việc không khác gì những người bình thường. Qua buổi chia sẻ này, em thấy mình cần phải cố gắng hơn nữa trong học tập và cuộc sống. Đặc biệt, phải quý trọng bản thân để xứng đáng với kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô và những người xung quanh”.

Trong khi đó, em Nguyễn Trần Hạnh Chi (sinh viên) cho rằng, với những áp lực trong học tập và cuộc sống, đôi lúc được lắng nghe những câu chuyện truyền cảm hứng tích cực như thế này giúp em được tiếp thêm năng lượng cho cuộc sống. Để bản thân còn nhận ra rằng, mình vẫn còn may mắn hơn nhiều người. Mình còn đầy đủ tay chân, không khiếm khuyết nên mình phải biết trân trọng những gì đang có, đừng để mất đi rồi mới nuối tiếc.


Ti
ết mc ngh thut ch đ “Không khuyết”

Bạn Trần Thùy Dương (sinh viên Trường CĐ FPT Polytechnic Hồ Chí Minh – Trưởng ban tổ chức chương trình) cho biết, “Không khuyết” nằm trong dự án tốt nghiệp của các em. Qua đây, các em muốn lan tỏa những điều tích cực trong cuộc sống, truyền tải thông điệp “Hãy tự mình trở thành điều kỳ diệu”. “Điều kỳ diệu không phải là thứ xa vời hay cần được trao tặng mà có ở trong con người của mỗi chúng ta. Đó chính là việc chúng ta yêu bản thân, yêu cuộc sống của mình. Mỗi ngày phải luôn cố gắng và nỗ lực để vượt qua giới hạn của bản thân, vượt qua những nghịch cảnh. Dù có điểm khuyết trên cơ thể hay những khuyết điểm của bản thân, chúng ta vẫn có thể tự trở thành điều kỳ diệu bằng một cách riêng của mình”, Dương chia sẻ.

Thầy Phạm Ngọc Bình (giảng viên hướng dẫn chuyên ngành quan hệ công chúng, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Hồ Chí Minh nhận xét: “Là giảng viên hướng dẫn dự án tốt nghiệp cho nhóm Moonlight, tôi nhận thấy được dự án của các em rất ý nghĩa và có tác động tích cực đến cộng đồng. Thông qua Talkshow “Không khuyết” với những câu chuyện của khách mời đặc biệt, nhóm Moonlight đã truyền tải thông điệp “Hãy tự mình trở thành điều kỳ diệu” đến với các bạn trẻ. Cũng giống như cách các khách mời đã tự mình kiên trì, mạnh mẽ thay đổi số phận đau khổ của họ. Họ đã tạo nên điều kỳ diệu không chỉ trong cuộc sống của mình mà còn cho những người xung quanh. Vậy thì chúng ta – những người trẻ tuổi cũng có thể vượt qua những khó khăn, trở ngại để tạo nên những điều kỳ diệu cho chính chúng ta theo cách của mình”, thầy Bình nhắn gửi.

H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)