Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Không mặn mà học nâng cao tay nghề

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đưc đi hc min phí đ nâng bc th, tăng lương nhưng không phi ngưi lao đng (NLĐ) nào cũng hào hng. Ngưc li, có NLĐ mun đi hc nâng cao tay ngh nhưng không đưc doanh nghip (DN) h tr v thi gian cũng như kinh phí.

Công nhân chế biến thủy sản tại một công ty

Trong thời gian tới, TP.HCM sẽ đào tạo 5.000 công nhân cho 4 ngành công nghiệp trọng điểm của TP (kinh phí 18 tỷ do DN và NLĐ đóng góp). Thời gian này, TP cũng đào tạo 2.500 công nhân cho ngành công nghiệp hỗ trợ với kinh phí 7,5 tỷ đồng, trong đó 50% kinh phí hỗ trợ từ vốn ngân sách TP; 50% từ quỹ học bổng của Liên đoàn Lao động TP.HCM, DN và NLĐ.

Những số liệu trên nằm trong Quyết định 2567/QĐ-UBND của UBND TP.HCM về thực hiện chương trình nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp TP từ nay đến năm 2020. Quyết định này giao Liên đoàn Lao động chủ trì, phối hợp với Ban quản lý các khu chế xuất – khu công nghiệp TP thực hiện việc bồi dưỡng, nâng bậc thợ cho NLĐ. Theo đó, NLĐ đang làm việc trong DN tập trung ở 4 ngành công nghiệp trọng yếu và các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao được ôn luyện, kiểm tra tay nghề, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyển giao công nghệ, kiến thức kỹ năng nghề. Ông Trần Đoàn Trung (Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP) cho biết đây là những nội dung nhằm tăng thu nhập cho NLĐ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, vì đào tạo cho NLĐ đang làm việc tại DN, không đào tạo mới nên gặp không ít khó khăn về phương thức cũng như chương trình đào tạo. “Khó nhất là tuyên truyền vận động như thế nào để NLĐ và DN ủng hộ, bởi kinh phí khoảng 3,5 triệu đồng/người học là con số không hề nhỏ. Ngoài ra, do các DN không cùng đặc điểm sản xuất, kinh doanh, giờ giấc… nên việc gom lại để đào tạo tập trung không dễ chút nào”, ông Trung lo lắng.

Cùng quan điểm với ông Trung, ông Nguyễn Thành Đô (Trưởng ban Chính sách pháp luật, Liên đoàn Lao động TP) cho rằng trở ngại lớn khi thực hiện là vận động DN tạo điều kiện về thời gian lẫn tài chính cho NLĐ đi học. Chưa kể khi học xong, có bằng cấp hẳn hoi thì DN phải tăng lương, chi phí phát sinh kéo theo khiến DN không mấy mặn mà.

Trong khi đó, anh Lương Văn Đức (công nhân Công ty CP Cao su Thống Nhất) chia sẻ, qua tuyên truyền, hầu hết NLĐ thấy được lợi ích của việc bồi dưỡng, nâng bậc thợ nhưng sau một ngày làm việc, không phải ai cũng có đủ sức khỏe để học nâng cao từ 1-2 giờ/ngày. Điều kiện gia đình, con cái cũng là rào cản khiến NLĐ đánh mất cơ hội học tập nâng cao trình độ tay nghề. “DN cần tạo điều kiện cho NLĐ nghỉ sớm 1 giờ/ngày, đồng thời NLĐ bỏ thêm 1 giờ (không hưởng lương) thì may ra mới có thời gian đi học”, anh Đức đề xuất.

Ở khía cạnh khác, ông Vũ Đình Thắng (Phó phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) đề xuất giải pháp thu hút công nhân học nâng cao tay nghề bằng cách tổ chức nâng bậc thợ. Qua khảo sát, ai cũng muốn học để nâng bậc thợ, khi có điều kiện sẽ thuê chuyên gia nước ngoài để chuyển giao công nghệ…

Có thể nói, ngoài việc vận động DN hỗ trợ, tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để NLĐ đi học, theo chúng tôi, các cấp công đoàn ở đơn vị cần nghiên cứu những giải pháp khả thi để vận động đối tượng này theo học các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, chủ yếu là ngoại ngữ, tin học.

T.Anh

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)