Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Không mơ ước và không biết mơ ước!

Tạp Chí Giáo Dục

Tôi nh mãi câu chuyn ca đa cháu gái. Năm đó, cháu thi vào Trưng ĐH Sư phm TP.HCM (khi C) ch đưc 8 đim. Tôi gi ý là cháu nên hc trung cp, vì va hp vi kh năng và điu kin kinh tế gia đình.


Theo tác gi, hai căn bnh “không mơ ưc” và “không biết mơ ưc” cn đưc quan tâm “cha tr” thu đáo, t gia đình đến nhà trưng, thm chí đến ngoài xã hi (nh minh ha). Ảnh: Hồ Trinh

Theo đó, tôi hỏi cháu muốn học ngành gì, cháu bảo: “Con cũng không biết nữa chú ơi!”, làm tôi chưng hửng. Tôi hơi phật ý nói: “Con muốn điều gì thì phải biết chứ đâu có ai biết giùm con được”. Nêu ra một số ngành, cháu cứ lắc đầu, tôi giận bảo: “Người ta đâu có đặt ra cái ngành nào chỉ phù hợp cho một mình con, con phải lựa chọn trong số các ngành đã có, ngành nào phù hợp nhất cho mình chứ!”. Cuối cùng cháu chọn ngành kỹ thuật may hệ trung cấp của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM. Tính cháu tỉ mẩn, coi như cũng “làm được” với công việc này! Tôi hiểu, cháu tôi cũng nằm trong số không ít bạn trẻ chưa định hình được cho mình một lối đi, vì bản thân không biết mình muốn gì, nên làm gì, có khả năng làm gì, có điều kiện làm gì. Đó có thể coi là một trong những căn bệnh của giới trẻ, bệnh không có ước mơ và không biết ước mơ.

Tôi nhớ có lần được dự buổi hướng nghiệp cho học sinh lớp 11 và lớp 12 của trường THPT cũ, một cựu học sinh đã chia sẻ: “Sống phải có ước mơ, vì chính ước mơ làm động lực cho chúng ta phấn đấu, miễn là đừng mơ ước viển vông…”. Ý kiến này được nhiều người chia sẻ. Lần ấy, anh cũng phê bình một số bạn trẻ không biết mình muốn gì, có thể làm gì, nhất là những bạn không bao giờ có mơ ước. Anh nói: “Chúng ta chưa chắc làm được điều mà mình mơ ước nhưng nếu không có mơ ước thì chẳng bao giờ phấn đấu, nỗ lực để làm được điều gì đáng kể cả”.

Trên thực tế, có không ít bạn trẻ không hề có ước mơ. Các bạn không biết là mình đang muốn điều gì, mong mỏi điều gì. Cuộc sống, trong đó có việc học tập, diễn ra với các bạn rất đều đều, bình bình và dĩ nhiên nhạt nhẽo, vô vị. Các bạn không biết mình nên học trường gì, ngành gì, cũng không biết mình thích lĩnh vực nào… Các bạn cũng không biết mình sẽ có thể làm gì, đâu là sở trường hay thế mạnh của mình để phát huy, cũng không biết đâu là điểm yếu của mình để tránh. Chính vì vậy, các bạn không có cái đích gì để phấn đấu, để vươn tới. Trái lại, có một số bạn trẻ có mơ ước phi thực tế, xa xôi, không phù hợp cả khả năng bản thân, hoàn cảnh gia đình lẫn hoàn cảnh xã hội. Chẳng hạn, có bạn học lực thiên về các môn xã hội nhưng thích làm bác sĩ, cố thi nhiều năm không đỗ; có bạn điều kiện kinh tế gia đình có hạn nhưng muốn học trường tốn kém; có bạn lại muốn học ngành gì hay làm công việc gì nhanh kiếm tiền và kiếm được nhiều tiền mà không biết rằng muốn thành công phải bắt đầu từ những việc nhỏ, kiếm được ít tiền… Đó là người không biết ước mơ. Chính vì vậy, các bạn chọn sai đích đến và dĩ nhiên cũng chọn sai con đường đi.

Có người nói, mơ ước là sự khao khát, mong muốn của một người về một vấn đề nào đó vượt quá khả năng, và hơn thế nữa là vượt ngoài tầm với của họ ở thời điểm hiện tại hoặc với sự nỗ lực hiện tại. Nó chính là sự khát vọng mà con người muốn đạt được có thể ở trong tương lai hoặc phải bằng nỗ lực vượt bậc. Và mơ ước cũng chính là mục tiêu hướng đến trong chính cuộc sống của mỗi người. Chính vì vậy, một người sống có mơ ước có thể sẽ là người luôn có xu hướng nghĩ đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống, muốn vươn tới những tầm cao mới. Đây là người thường sống, phấn đấu, học tập, làm việc và cống hiến hết mình. Họ không chỉ tích cực học tập và làm việc để mang đến nhiều điều tốt đẹp cho bản thân, mà chính họ cũng mang đến nhiều năng lượng tích cực, truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Bởi họ luôn mạnh dạn khám phá, quyết tâm học hỏi, chủ động đổi mới và không ngừng tìm tòi để tìm ra chân lý trong cuộc đời mình.

Trở lại bệnh “không mơ ước”, ta thấy rõ căn bệnh này của giới trẻ có nguyên nhân rất lớn từ gia đình, vốn không có định hướng hoặc không biết cách định hướng cho con em mình về thẩm mỹ, cách sống, lối sống, nghề nghiệp… Người lớn, nhất là cha mẹ, không gợi cho con em mình những viễn cảnh tốt đẹp hoặc những điều cần phải nghĩ trước, phải nỗ lực hành động. Chẳng hạn, thay vì “vẽ” ra cảnh con trở thành một bác sĩ để giúp đỡ cho người bệnh, cống hiến cho xã hội thì lại để mặc con nghĩ, mặc con hành động thì nếu trẻ không có mơ ước cũng không có gì khó hiểu. Cũng có khi, chính vì gia đình quá đủ đầy mà làm mất đi động lực phấn đấu cho trẻ. Ta hình dung, trong một gia đình nông dân, cha mẹ luôn hướng con phải học tập tốt để tìm công việc khác, thoát cuộc sống tay lấm chân bùn, một nắng hai sương… Điều đó hun đúc, thúc đẩy con họ thực sự nỗ lực, cả cho bản thân và cho cha mẹ. Trái lại, một đứa trẻ lớn lên trong nhung lụa, lên xe xuống ngựa thì có thể chẳng còn bao nhiêu điều để phấn đấu, cũng chẳng ai khích lệ sự phấn đấu nữa. Đã vậy, nhà trường lại quá thiên về dạy kiến thức mà thiếu những kỹ năng, trong khi kiến thức đó ít gắn với thực tế, thành ra một số bạn trẻ không biết thực tế cuộc sống của mình là gì hoặc xa rời thực tế. Bởi liệu có bao nhiêu thầy cô gợi cho trẻ về những suy nghĩ về sự phát triển của từng học sinh trong tương lai theo đặc điểm riêng của từng trẻ rồi khích lệ, động viên trẻ nỗ lực để đạt được điều đó?

Trong khi đó, xã hội, nhất là qua truyền thông, những gương thành công được ca ngợi quá lời với những phần đời được tô hồng, làm cho một số trẻ choáng ngợp và ao ước được như thế chứ không phải mơ ước thực sự. Bởi ao ước là trạng thái muốn có được ngay điều mình nghĩ, không cần phải nỗ lực, không cần phải phấn đấu. Cũng như một số gia đình vẽ vời quá nhiều về tương lai vượt xa năng lực và điều kiện thực tế của trẻ. Đây chính là nguyên nhân của trạng thái “không biết mơ ước”!

Cả hai căn bệnh “không mơ ước” và “không biết mơ ước” cần được quan tâm “chữa trị” thấu đáo, từ trong gia đình đến nhà trường, thậm chí đến ngoài xã hội! Phải có những cách thúc đẩy để những người trẻ luôn có mơ ước, cho bản thân, gia đình, xã hội, đất nước. Như một người phải biết phấn đấu làm giàu để bản thân và gia đình có cuộc sống ấm no, đồng thời qua đó góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước hùng cường. Chắc nên nhắc lại những câu thơ của Nguyễn Công Trứ: Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông/ Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?/ Rồi ra mới rõ mặt anh hùng… (Đi thi tự vịnh). Tức là phải thúc đẩy người trẻ có mơ ước, biết mơ ước. Có như vậy mới tạo ra một thế hệ khỏe mạnh cả trong tư duy, tư tưởng và hành động cụ thể.

Nguyn Minh Hi

Bình luận (0)