Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Không nên chần chừ giao quyền cho hiệu trưởng trong tổ chức chương trình nhà trường

Tạp Chí Giáo Dục

S GD-ĐT TP.HCM đã có kiến ngh B GD-ĐT giao quyn và trách nhim cho hiu trưng và hi đng trưng trong t chc chương trình nhà trưng. Điu này quan trng và cn thiết cho không ch TP.HCM mà còn là tt c các đa phương khác khi thc hin Chương trình GDPT 2018.

TP.HCM kiến nghị Bộ GD-ĐT giao quyền cho hiệu trưởng trong tổ chức chương trình nhà trường 

Gp nhiu khó khăn khi trin khai

Năm học 2024-2025, Chương trình GDPT 2018 đã triển khai được 1 vòng ở cả 12 khối lớp. Với Chương trình GDPT 2018, Bộ GD-ĐT đã giao quyền chủ động cho địa phương và từng cơ sở giáo dục trong thực hiện chương trình. Ở bậc tiểu học, Bộ GD-ĐT yêu cầu 100% trường dạy 2 buổi/ngày và quy định tối đa 7 tiết/ngày; với bậc trung học bộ khuyến khích các trường dạy 2 buổi/ngày với thời lượng tối đa 8 tiết/ngày, mỗi tuần không quá 6 ngày.

Tuy nhiên, trên thực tế, “tính mở” này mới đang được Bộ GD-ĐT áp dụng đối với việc thực hiện chương trình khung trong Chương trình GDPT 2018. Đối với chương trình nhà trường thì vẫn bị trói buộc bởi trong “tự nguyện”, gây không ít khó khăn cho địa phương, nhà trường trong quá trình triển khai, thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

Tại TP.HCM, Sở GD-ĐT thừa nhận thành phố vẫn còn gặp khó khi triển khai chương trình nhà trường, bao gồm khó khăn về phương án bố trí thời gian thực hiện đảm bảo sự đồng thuận của các đối tượng học sinh tham gia với điều kiện tổ chức thực hiện của nhà trường.

Việc có thêm các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa góp phần giáo dục toàn diện học sinh tuy nhiên việc tổ chức hoạt động này là hoạt động tự nguyện có sự tham gia đóng góp của người học nên còn những quan điểm khác nhau khi triển khai hoạt động này.

Một số cơ sở giáo dục chưa cung cấp đầy đủ thông tin của các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa cho cha mẹ học sinh đã gây ra một số nhầm lẫn, ngộ nhận là hoạt động giáo dục bắt buộc. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chủ trương xã hội hóa giáo dục trong việc tăng cường các hoạt động trải nghiệm, thực hành, thực tế… cho học sinh.

Cạnh đó, giáo viên tại các cơ sở giáo dục chưa được đào tạo chuyên sâu, ít kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống nên đa số các cơ sở giáo dục phối hợp với các doanh nghiệp để thực hiện…

Cô H. – Hiệu trưởng một trường tiểu học tại TP.Thủ Đức cho biết, đối với chương trình nhà trường, vì được triển khai trên nguyên tắc đồng thuận của phụ huynh nên có tình trạng “nay phụ huynh thích thì tham gia, mai không thích lại hủy tham gia”, gây khó khăn cho trường trong việc sắp xếp, triển khai.

Đặc biệt, dù Chương trình GDPT 2018 Bộ GD-ĐT quy định trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày và giao quyền chủ động cho nhà trường trong tổ chức, không phân biệt buổi 1, buổi 2, buổi chính khóa, ngoại khóa trong thời lượng 2 buổi/ngày, nhà trường được sắp xếp triển khai các hoạt động giáo dục bao gồm cả chương trình nhà trường trong thời lượng 7 tiết đó vào buổi sáng, buổi chiều phù hợp nhất với điều kiện nhà trường, thế nhưng do không được giao quyền chủ động trong tổ chức chương trình nhà trường nên nhà trường còn phụ thuộc nhiều vào phụ huynh.

“Dù đã tuyên truyền để phụ huynh hiểu nhưng do tính đồng thuận nên không phải phụ huynh nào cũng hiểu. Nếu phụ huynh không đồng thuận thì nhà trường cũng không thể tổ chức chương trình nhà trường, ảnh hưởng rất nhiều đến việc thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018 cũng như chất lượng giáo dục của trường” – hiệu trưởng này bày tỏ.

Cn sm đưc giao quyn

Trong khi đó, để thực hiện Chương trình GDPT 2018, chương trình nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng, hỗ trợ bám sát và gắn liền với mục tiêu của Chương trình GDPT 2018.

Tại TP.HCM, chương trình nhà trường của mỗi trường nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của nhà trường, không tách rời mục tiêu chiến lược của ngành giáo dục thành phố và tất nhiên là không tách rời mục tiêu Chương trình GDPT 2018 là phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Và bởi vì là chương trình nhà trường nên mỗi nhà trường đều hoạch định riêng những nội dung triển khai, mang đặc thù riêng của trường phù hợp với đối tượng học sinh, phụ huynh và thậm chí cả địa phương.

Chương trình nhà trường góp phần giúp thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018

Quan trọng là thế, vậy nhưng hiện nay nhà trường lại không được giao toàn quyền trong tổ chức. Trường được chủ động thiết kế ra chương trình nhà trường nhưng lại không được giao quyền quyết định tổ chức, vẫn lệ thuộc vào sự đồng thuận của phụ huynh trong “tự nguyện”. Quan điểm khác nhau của phụ huynh quyết định việc triển khai chương trình nhà trường.

Hiệu trưởng một trường THPT tại quận 1 thẳng thắn kiến nghị Bộ GD-ĐT không nên chần chừ mà cần sớm giao quyền tổ chức chương trình nhà trường cho hiệu trưởng nhà trường. Song song đó cần tăng tính tự chủ tự chịu trách nhiệm, tăng cường thanh tra, kiểm tra trong tổ chức chương trình nhà trường, giải trình trước phụ huynh và xã hội trong việc lựa chọn tổ chức các hoạt động trong chương trình nhà trường.

“Đã giao quyền chủ động cho trường trong triển khai Chương trình GDPT 2018 thì cần phải giao quyền cho trường trong triển khai chương trình nhà trường chứ như hiện nay, dù chương trình nhà trường giúp thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án của thành phố theo mục tiêu Chương trình GDPT 2018 nhưng nhà trường lại cực kỳ gặp khó”.

Hiệu trưởng này kiến nghị, với tổ chức chương trình nhà trường thì nhà trường chỉ cần công khai từ đầu mùa tuyển sinh các nội dung thuộc chương trình nhà trường. Phụ huynh muốn vào trường thì xem xét, đánh giá cho kỹ, cân nhắc với các nội dung chương trình đó có phù hợp với mong muốn phát triển học sinh hay không. Và một khi đã vào trường rồi thì vai trò của phụ huynh chỉ là giám sát, góp ý với nhà trường khi triển khai các nội dung chương trình nhà trường sao cho hiệu quả nhất, phù hợp nhất với học sinh chứ không phải là thích lúc nào thì tham gia lúc đó như hiện nay

Chỉ khi được thực sự giao quyền thì hiệu trưởng mới thực sự dám làm, mạnh dạn làm. Và mới bảo vệ được nhà trường, bảo vệ được quyền lợi của học sinh trước phụ huynh và xã hội.

Đ Yến Hoa

Bình luận (0)