Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Không nên im lặng khi bị bạo lực học đường

Tạp Chí Giáo Dục

Bo lc hc đưng luôn là ni lo ca hc sinh các cp. Bo lc đây không ch là vn đ v th xác mà còn bo lc v tinh thn qua thái đ, ngôn t, thm chí là t mng xã hi. Nếu tránh đưc bo lc, các em hc sinh s sng trong môi trưng an toàn, lành mnh, hc tp hiu qu.


Hc sinh tiu hc ti TP.HCM tham d chương trình âm nhc hc đưng “Hoa ngh lc – Ngát đam mê” đ s chia vi ngưi khuyết tt (nh minh ha)

Ám nh vi bo lc

Em Phan M. (học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM) cho biết, em từng bị bạo lực học đường nhưng không phải bị đánh hội đồng hay bị tấn công thể xác mà bị bạo lực ngôn từ. Do em có ngoại hình hơi mũm mĩm, nặng ký nên hay bị bạn bè lôi ra chế giễu, đùa giỡn. Việc này thường xuyên xảy ra khiến em rất buồn, bị ảnh hưởng đến tâm lý. Em đã chia sẻ với gia đình về chuyện này nhưng chỉ nhận được những lời động viên chứ không có hành động để bảo vệ em. Bởi gia đình nghĩ nếu làm lớn chuyện thì không những không giải quyết được gì mà còn làm ảnh hưởng đến việc học hành của em. “Em đã nói ra nhưng không được giải quyết, chắc chắn em sẽ bị bạn bè tiếp tục trêu chọc về ngoại hình”, M. nghẹn ngào nói.


Nếu tránh đưc bo lc, các em hc sinh s sng trong môi trưng an toàn, lành mnh, hc tp hiu qu (nh minh ha)

Trong khi đó, em Nguyễn Khánh Vân (học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Q.1, TP.HCM) cho rằng mạng xã hội cũng là nơi làm tổn thương đến tâm lý của học sinh. Những bình luận, ý kiến riêng trên mạng đôi lúc chỉ là những lời nói vu vơ, bất chợt nhưng lại khiến người khác tổn thương về tâm lý. “Để tránh tình trạng này, em nghĩ khi sử dụng mạng xã hội chúng ta nên biết chọn lọc kênh thông tin để theo dõi, tránh theo những thông tin đang “hot” rồi bình luận, nêu ý kiến. Điều đó khiến cho vấn đề càng trở nên tồi tệ, khiến người trong cuộc bị tra tấn tinh thần, thậm chí xảy ra những sự việc không mong muốn”, Khánh Vân chia sẻ. Tương tự, em Nguyễn Ngọc Diễm Quỳnh (học sinh một trường THCS ở huyện Củ Chi, TP.HCM) cho rằng mạng xã hội có những mặt tốt nhưng cũng có mặt trái, tác động xấu đến lứa tuổi học sinh. “Với sự phát triển của công nghệ, chúng ta dễ dàng sắm cho mình một chiếc điện thoại thông minh mang theo bên mình. Nhiều lúc những em nhỏ dùng điện thoại để xem chương trình này kia nhằm giải trí nhưng không biết chọn lọc, dẫn đến việc xem phải những chương trình bạo lực, không phù hợp với lứa tuổi. Phụ huynh do bận việc nên không thể kiểm soát hết những nội dung mà các em xem, lâu dần khiến các em bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội và làm theo, gây ảnh hưởng đến bản thân và những người xung quanh. Em rất mong ngành giáo dục quản lý chặt chẽ nội dung trên mạng xã hội để học sinh có được môi trường an toàn”, Diễm Quỳnh bày tỏ.

Giúp hc sinh bo v bn thân

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Hiểu Linh cho biết, bạo lực học đường là vấn nạn không chỉ gây tổn thương về mặt thể xác mà còn về mặt tinh thần của học sinh. Dù bằng hình thức nào, bạo lực học đường cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và nặng hơn là tính mạng của học sinh. Ở độ tuổi còn nhỏ, các em rất dễ nói ra những vấn đề mà mình gặp phải. Khi lớn lên một chút, nhất là độ tuổi học sinh THPT, các em lại khó nói vì bản thân có suy nghĩ nói ra sợ bị bạn đánh, sợ không ai giải quyết cho mình… nên có nhiều trường hợp âm thầm chịu đựng. “Nếu bị bạo lực học đường, các em không nên im lặng mà hãy chia sẻ với người thân, cụ thể là cha mẹ, anh chị hay thầy cô để mọi người giúp mình giải quyết. Việc giải quyết kịp thời sẽ hạn chế gây ra những hậu quả đáng tiếc cho chính nạn nhân”, chuyên gia Hiểu Linh nhắn nhủ. Tương tự, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A cho rằng khi bị bạo lực, các em nên lên tiếng với thầy cô và gia đình. Nếu các em im lặng thì sẽ không ai biết để giải quyết. Dù vậy, trước tiên các em phải tự bảo vệ mình bằng việc học tập và rèn luyện các kỹ năng cần thiết. “Các em là người đầu tiên tự bảo vệ mình. Phải tin rằng mình không có lỗi khi bị bạo lực, từ bạo lực hình thể cho đến bạo lực ngôn từ, bạo lực học đường”, chuyên gia Nhi A nhấn mạnh. TS. Nguyễn Thành Tô (người sáng lập chương trình “Chạm tới yêu thương” – dự án hỗ trợ tâm lý cho học sinh THCS và THPT” cho biết, hiện chương trình “Chạm tới yêu thương” đang triển khai tại TP.HCM và nhiều tỉnh/thành trên cả nước. Chương trình này trở thành một người bạn đồng hành về tâm lý với học sinh. Thông qua các kênh tư vấn như tin nhắn điện thoại, Gmail, Zalo, Facebook, các em học sinh có thể liên hệ chia sẻ vấn đề mà mình đang gặp phải để được hỗ trợ.

Cn giáo dc v tình yêu thương và s s chia

Em Lâm Lê Hồng Phát (học sinh Trường THPT Nguyễn Công Trứ, Q.Gò Vấp, TP.HCM) chia sẻ: Được sự hướng dẫn của thầy cô, bản thân em cũng như các bạn học sinh đã được giáo dục về tình yêu thương và sự sẻ chia. Cụ thể, khi xảy ra xích mích với nhau, em sẽ đặt ra vấn đề đầu tiên đó là hướng giải quyết để hạn chế tối đa việc bạo lực hay những hành động không đáng có gây thương tích. Từ đó không chỉ xây dựng tình yêu thương giữa các bạn học sinh với nhau mà còn thể hiện sự biết ơn thầy cô trong trường.

Trung tá Nguyễn Đào Minh Huy (Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM) cho hay, nhóm của ông đang thực hiện mô hình “Người gieo mầm xanh bình an” với hành động thiết thực là sẽ đến tất cả các trường học và đảm bảo các em học sinh được bình an. Đồng hành cùng hoạt động này có các chuyên gia tâm lý, chuyên gia phòng chống tội phạm nhằm đưa ra những giải pháp chống bạo lực cho các em học sinh.

Bài, ảnh: Kiu Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)