Không nơi đậu xe vẫn được cấp phép hoạt động
Thứ ba, 10/05/2016, 09:14 (GMT+7)
Thực trạng tại TPHCM có nhiều diện tích vỉa hè bị các trung tâm thương mại, doanh nghiệp, cửa hàng chiếm dụng làm nơi đậu xe. Lẽ ra, nếu không có nơi đậu xe cho khách hàng thì không được cấp phép kinh doanh.
Tòa nhà đồ sộ nhưng không có bãi xe
Nhiều người đến giao dịch hay làm việc bên trong các tòa nhà tại các quận trung tâm rất khó tìm chỗ giữ xe máy. Anh Trần Thái Thiện bức xúc: “Tôi thường xuyên đến giao dịch tại một ngân hàng bên trong tòa nhà trên đường Nguyễn Thái Bình (quận 1), nhưng vào gửi xe trong bãi xe của tòa nhà thì lần nào cũng bị từ chối là hết chỗ, vì bãi chỉ giữ xe của nhân viên tòa nhà. Nhân viên bảo vệ hướng dẫn ra gửi ở bãi giữ xe trên vỉa hè bên hông tòa nhà, giá 10.000 đồng/chiếc”. Chị Trịnh Tố Kim, đang làm việc trong một tòa nhà trên đường Nguyễn Huệ (quận 1), cũng cho hay: “Dù đã làm việc trong công ty gần 1 năm nay nhưng tôi vẫn chưa từng được gửi xe máy ở bãi xe trong tòa nhà. Phải gửi xe ngoài vỉa hè bên cạnh tòa nhà với giá 7.000 đồng/ngày, mà công ty chỉ hỗ trợ tiền gửi xe theo mức phí thành phố quy định. Đã thế, đi làm sớm thì xe bị nhét vào trong cùng, khi có công việc cần đi, muốn lấy ra rất khó. Chủ bãi xe vỉa hè rất hống hách, khó chịu, bất cần khách, do họ biết các bãi giữ xe xung quanh đều quá tải”.
Quả thật, tại TPHCM có rất nhiều tòa nhà, khách sạn, nhà hàng… không có bãi giữ xe, khách hàng phải tìm gửi xe ở những bãi giữ xe tạm tại các công trình bỏ dang dở hoặc những bãi đậu xe trên vỉa hè. Trên đường Nguyễn Tri Phương, Sư Vạn Hạnh (quận 10), Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú)…, nhiều quán karaoke, cà phê, nhà hàng rộng lớn nhưng vẫn tận dụng vỉa hè để làm bãi giữ xe máy. Tương tự, trên đường Tôn Đức Thắng, Bùi Thị Xuân, Cống Quỳnh, Đồng Khởi (quận 1)…, nhiều khách sạn, trung tâm thương mại, tòa nhà có tầng hầm nhưng lại không giữ xe cho khách. Trên địa bàn phường Bến Nghé (quận 1) có rất nhiều đoạn vỉa hè thành bãi giữ xe máy và cũng có rất nhiều trung tâm, tòa nhà, điểm kinh doanh không có nơi giữ xe. Một quán cà phê trên đường Út Tịch (quận Tân Bình) có vỉa hè rất nhỏ nhưng cũng chiếm dụng vỉa hè và cả dưới lòng đường làm nơi để xe cho khách. Tới quán, nhân viên bảo vệ bảo dựng dưới lòng đường, chúng tôi thắc mắc hỏi rằng lỡ bị phạt sao, người này nói: “Yên tâm đi, không có ai phạt đâu, mà phạt thì quán sẽ chịu!”.
Tòa nhà trên đường Tôn Đức Thắng chiếm dụng vỉa hè làm nơi giữ xe khách
Có chỗ đậu xe mới cấp phép
Nói về việc nhiều đoạn vỉa hè thành bãi giữ xe, ông Võ Quốc Hưng, Phó Chủ tịch UBND phường Bến Nghé, thừa nhận: “UBND phường cũng nhận thấy điều này từ lâu, nên đã có văn bản gửi UBND quận kiến nghị cơ quan cấp giấy phép hoạt động và kinh doanh nên xem xét về việc phải có nơi giữ xe”. Ông Lê Trọng Hiếu, Chủ tịch UBND phường 4 (quận 10), cũng cho hay: “Tuyến đường Nguyễn Tri Phương có vỉa hè rộng khoảng 8m, phường chỉ cho phép dành 1,5m để xe máy, nhưng thực tế vỉa hè đã thành bãi xe của các điểm kinh doanh. UBND phường luôn phân công người trực chốt, xử lý, vận động chủ các điểm kinh doanh tìm bãi giữ xe, trả lại vỉa hè cho người đi bộ. Các chủ kinh doanh than khó tìm bãi giữ xe, nếu bãi giữ xe xa quá thì khách sẽ ngại bất tiện, không đến”.
Ông Nguyễn Phước Thành, Phó Chủ tịch UBND phường Đa Kao (quận 1), cho hay phường vẫn khá lúng túng: “Những điểm kinh doanh có vỉa hè nhỏ thì UBND phường chỉ giải quyết cho để vài chiếc xe của nhân viên, phải chừa lối đi cho người đi bộ. Tuy nhiên, trên địa bàn phường ít bãi đậu xe, nên các điểm kinh doanh cũng rất khó có nơi để xe cho khách”. Ông Nguyễn Quốc Thái, Phó Chủ tịch UBND quận Tân Phú, cho biết: “Bãi giữ xe Trung tâm Aeon Mall có sức chứa rất lớn, nhưng mỗi tối số người đến đây rất đông, nhất là vào những ngày cuối tuần có hơn 22.000 lượt người, do vậy phát sinh những bãi giữ xe tự phát xung quanh. UBND quận đã đề nghị với một chủ đầu tư dự án gần đó trong khi chưa xây dựng công trình thì tận dụng mặt bằng làm bãi giữ xe”.
Lẽ ra, tại một đô thị lớn nhất cả nước, khi xét cấp phép hoạt động kinh doanh, giao dịch tại những tòa nhà lớn, cần phải xem xét tiêu chí phải có nơi đậu xe và cũng cần phải có chế độ hậu kiểm. Phần lớn các trung tâm thương mại, tòa nhà khi xây dựng đều có bãi đậu xe tương ứng với mật độ người trong tòa nhà, nhưng khi xây dựng xong, nhiều chủ đầu tư chuyển đổi công năng, tận dụng bãi xe thành nơi kinh doanh, mặc khách hàng đậu xe trên vỉa hè.
THANH HẢI
– See more at: http://sggp.org.vn/nhipcaubandoc/2016/5/420577/#sthash.fhmCVgeu.dpuf
Thực trạng tại TPHCM có nhiều diện tích vỉa hè bị các trung tâm thương mại, doanh nghiệp, cửa hàng chiếm dụng làm nơi đậu xe. Lẽ ra, nếu không có nơi đậu xe cho khách hàng thì không được cấp phép kinh doanh.
Tòa nhà đồ sộ nhưng không có bãi xe
Nhiều người đến giao dịch hay làm việc bên trong các tòa nhà tại các quận trung tâm rất khó tìm chỗ giữ xe máy. Anh Trần Thái Thiện bức xúc: “Tôi thường xuyên đến giao dịch tại một ngân hàng bên trong tòa nhà trên đường Nguyễn Thái Bình (quận 1), nhưng vào gửi xe trong bãi xe của tòa nhà thì lần nào cũng bị từ chối là hết chỗ, vì bãi chỉ giữ xe của nhân viên tòa nhà. Nhân viên bảo vệ hướng dẫn ra gửi ở bãi giữ xe trên vỉa hè bên hông tòa nhà, giá 10.000 đồng/chiếc”. Chị Trịnh Tố Kim, đang làm việc trong một tòa nhà trên đường Nguyễn Huệ (quận 1), cũng cho hay: “Dù đã làm việc trong công ty gần 1 năm nay nhưng tôi vẫn chưa từng được gửi xe máy ở bãi xe trong tòa nhà. Phải gửi xe ngoài vỉa hè bên cạnh tòa nhà với giá 7.000 đồng/ngày, mà công ty chỉ hỗ trợ tiền gửi xe theo mức phí thành phố quy định. Đã thế, đi làm sớm thì xe bị nhét vào trong cùng, khi có công việc cần đi, muốn lấy ra rất khó. Chủ bãi xe vỉa hè rất hống hách, khó chịu, bất cần khách, do họ biết các bãi giữ xe xung quanh đều quá tải”.
Quả thật, tại TPHCM có rất nhiều tòa nhà, khách sạn, nhà hàng… không có bãi giữ xe, khách hàng phải tìm gửi xe ở những bãi giữ xe tạm tại các công trình bỏ dang dở hoặc những bãi đậu xe trên vỉa hè. Trên đường Nguyễn Tri Phương, Sư Vạn Hạnh (quận 10), Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú)…, nhiều quán karaoke, cà phê, nhà hàng rộng lớn nhưng vẫn tận dụng vỉa hè để làm bãi giữ xe máy. Tương tự, trên đường Tôn Đức Thắng, Bùi Thị Xuân, Cống Quỳnh, Đồng Khởi (quận 1)…, nhiều khách sạn, trung tâm thương mại, tòa nhà có tầng hầm nhưng lại không giữ xe cho khách. Trên địa bàn phường Bến Nghé (quận 1) có rất nhiều đoạn vỉa hè thành bãi giữ xe máy và cũng có rất nhiều trung tâm, tòa nhà, điểm kinh doanh không có nơi giữ xe. Một quán cà phê trên đường Út Tịch (quận Tân Bình) có vỉa hè rất nhỏ nhưng cũng chiếm dụng vỉa hè và cả dưới lòng đường làm nơi để xe cho khách. Tới quán, nhân viên bảo vệ bảo dựng dưới lòng đường, chúng tôi thắc mắc hỏi rằng lỡ bị phạt sao, người này nói: “Yên tâm đi, không có ai phạt đâu, mà phạt thì quán sẽ chịu!”.
Tòa nhà trên đường Tôn Đức Thắng chiếm dụng vỉa hè làm nơi giữ xe khách
Có chỗ đậu xe mới cấp phép
Nói về việc nhiều đoạn vỉa hè thành bãi giữ xe, ông Võ Quốc Hưng, Phó Chủ tịch UBND phường Bến Nghé, thừa nhận: “UBND phường cũng nhận thấy điều này từ lâu, nên đã có văn bản gửi UBND quận kiến nghị cơ quan cấp giấy phép hoạt động và kinh doanh nên xem xét về việc phải có nơi giữ xe”. Ông Lê Trọng Hiếu, Chủ tịch UBND phường 4 (quận 10), cũng cho hay: “Tuyến đường Nguyễn Tri Phương có vỉa hè rộng khoảng 8m, phường chỉ cho phép dành 1,5m để xe máy, nhưng thực tế vỉa hè đã thành bãi xe của các điểm kinh doanh. UBND phường luôn phân công người trực chốt, xử lý, vận động chủ các điểm kinh doanh tìm bãi giữ xe, trả lại vỉa hè cho người đi bộ. Các chủ kinh doanh than khó tìm bãi giữ xe, nếu bãi giữ xe xa quá thì khách sẽ ngại bất tiện, không đến”.
Ông Nguyễn Phước Thành, Phó Chủ tịch UBND phường Đa Kao (quận 1), cho hay phường vẫn khá lúng túng: “Những điểm kinh doanh có vỉa hè nhỏ thì UBND phường chỉ giải quyết cho để vài chiếc xe của nhân viên, phải chừa lối đi cho người đi bộ. Tuy nhiên, trên địa bàn phường ít bãi đậu xe, nên các điểm kinh doanh cũng rất khó có nơi để xe cho khách”. Ông Nguyễn Quốc Thái, Phó Chủ tịch UBND quận Tân Phú, cho biết: “Bãi giữ xe Trung tâm Aeon Mall có sức chứa rất lớn, nhưng mỗi tối số người đến đây rất đông, nhất là vào những ngày cuối tuần có hơn 22.000 lượt người, do vậy phát sinh những bãi giữ xe tự phát xung quanh. UBND quận đã đề nghị với một chủ đầu tư dự án gần đó trong khi chưa xây dựng công trình thì tận dụng mặt bằng làm bãi giữ xe”.
Lẽ ra, tại một đô thị lớn nhất cả nước, khi xét cấp phép hoạt động kinh doanh, giao dịch tại những tòa nhà lớn, cần phải xem xét tiêu chí phải có nơi đậu xe và cũng cần phải có chế độ hậu kiểm. Phần lớn các trung tâm thương mại, tòa nhà khi xây dựng đều có bãi đậu xe tương ứng với mật độ người trong tòa nhà, nhưng khi xây dựng xong, nhiều chủ đầu tư chuyển đổi công năng, tận dụng bãi xe thành nơi kinh doanh, mặc khách hàng đậu xe trên vỉa hè.
THANH HẢI (SGGP)
Bình luận (0)