Sáng 22-1, trao đổi với báo giới về việc đáp ứng tiền mặt trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi, ông Đào Minh Tú, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết như vậy.
Ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước – Ảnh: Việt Dũng
Đây là khoản tiền tiết kiệm được từ việc không in ấn, kiểm đến, vận chuyển, lưu kho… bốn mệnh giá nhỏ từ 500 đồng, 1.000, 2.000 và 5.000 đồng phát hành trong ba năm (2013-2015).
Cụ thể, ông Tú nhấn mạnh, ba năm qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không phát hành một số loại tiền mới, mệnh giá nhỏ ra lưu thông trong dịp Tết Nguyên đán.
Theo tính toán của NHNN, việc không phát hành tiền mới cho bốn loại mệnh giá nhỏ này đã giúp ngân sách tiết kiệm được hơn 1.084 tỉ đồng. Số tiền này là rất lớn trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, và có thể được sử dụng vào các việc cấp thiết như xây dựng các trường học, bệnh viện… |
Mục đích việc không phát hành tiền mới loại mệnh giá nhỏ là nhằm hạn chế việc sử dụng trong hoạt động văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng. Bởi có một lượng tiền mới mệnh giá nhỏ được sử dụng không hợp lý tại các lễ hội đền chùa, có các hiện tượng phản cảm như gài tiền vào tay phật, hay ném tiền rải tiền…
Mặt khác, cứ sau Tết Nguyên đán, lễ hội, tiền lẻ lại quay về nằm lưu trong kho của các ngân hàng thương mại và NHNN.
Theo ông Tú, từ năm 2013, NHNN bắt đầu thực hiện chủ trương không đưa loại tiền mới in mệnh giá 500 đồng vào dịp tết. Năm 2014, tiền mới hai loại mệnh giá 1.000 và 2.000 đồng cũng đã không được đưa ra trong dịp tết.
Dịp tết năm nay, NHNN tiếp tục không in và đưa vào lưu thông tờ 5.000 đồng mới.
“NHNN đảm bảo cung ứng đầy đủ tiền mặt kể cả cơ cấu mệnh dù giá lớn hay nhỏ. Không để bất cứ cơ quan doanh nghiệp, người dân nào thiếu tiền mặt khi có nhu cầu vào dịp tết này. Tiền nhỏ lẻ để đưa vào lưu thông trong dịp tết vẫn đủ, nhưng không có tiền mới mà là tiền đã qua sử dụng” – ông Tú khẳng định.
LÊ THANH
(TTO)
Bình luận (0)