Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Không thể xây dựng ĐH đẳng cấp quốc tế bằng cách bắt chước”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

“Việt Nam không nên coi ĐH nghiên cứu của Mỹ là mô hình tốt nhất và duy nhất” – ý kiến của bà Kathryn Mohrman, Giám đốc nhóm thiết kế ĐH, ĐH Bang Arizona, Mỹ trong hội thảo quốc tế bàn về “ĐH nào cho thế kỷ 21?” diễn ra tại TPHCM ngày 16, 17/10.


Diễn giả Phạm Thị Ly trình bày tham luận tại hội thào.
 Cũng theo bà Kathryn Mohrman, cách xếp hạng các trường trên thế giới không đồng nghĩa với sự ưu tú nên phải tập trung nghiên cứu thêm. Một trường có đẳng cấp quốc tế phải dựa trên nền tảng về đội ngũ giáo sư đầu ngành, có điều kiện làm việc thuận lợi, có cơ sở vật chất đầy đủ, tự do trong học thuật và đội ngũ giảng viên được tự quản trị.
Bà Phạm Thị Ly, Giám đốc trung tâm Nghiên cứu giao lưu văn hóa giáo dục quốc tế, ĐH Sư phạm TPHCM cũng đồng tình rằng đừng quá tin vào việc xếp hạng các trường.
Sau quá trình nghiên cứu việc giáo dục ĐH ở Ấn Độ và Trung Quốc thì bà Ly đưa ra nhận định “người ta bắt đầu nhận ra rằng không thể xây dựng ĐH đẳng cấp quốc tế bằng cách bắt chước những thành tựu mà những trường ĐH phương Tây lừng danh đã đạt được.
Thay vào đó, muốn có đẳng cấp quốc tế thì phải bắt đầu từ những trường được xây dựng theo chuẩn mực quốc tế. Một trường ĐH muốn thành công nên dựa vào công thức với 3 yếu tố chính hợp lại là cơ chế quản trị, nguồn lực con người và nguồn lực tài chính”.
Còn bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch Hội đồng sáng lập dự án ĐH quốc tế Trí Việt thì cho rằng quốc tế hóa không thể chỉ theo một chiều, mà Việt Nam cần phải biết làm chủ nó. Các trường ĐH hợp tác đào tạo vẫn có nhiều chương trình chưa tính có phù hợp, nhiều cái phải bổ sung tùy theo điều kiện của nước mình.
“Theo tôi, đương nhiên phải giao lưu, học hỏi thế giới, nhưng bên cạnh đó là làm chủ quá trình chọn lọc và cân nhắc để xem có phù hợp với Việt Nam hay không. Nước ngoài cũng như Việt Nam, cũng thượng vàng hạ cám  nên không thể chọn những đối tác nước ngoài thấp mà mời chào cho sinh viên Việt Nam như là quốc tế được.
Quốc tế phải hiểu là quá trình tích tụ của nhiều nước, họ làm những điều hay và trở thành tiêu chí được công nhận rộng rãi lúc đó mới là quốc tế”, bà Ninh chia sẻ, điều này cũng có nghĩa quốc tế hóa là một quá trình chứ không thể dễ thành công trong ngày một ngày hai.
Lê Phương (Dan tri)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)