Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Không xây mới các chợ ở nội đô

Tạp Chí Giáo Dục

UBND TP.Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2020 sẽ có 8 chợ đầu mối, 19 trung tâm thương mại quốc tế, 64 trung tâm thương mại, 23 đại siêu thị…

Theo quy hoạch, Hà Nội sẽ có 8 chợ đầu mối nông sản cấp vùng quy mô từ 50 – 100ha nằm ở các huyện Mê Linh, Phú Xuyên, Thạch Thất và Gia Lâm. Hà Nội cũng sẽ không xây mới các chợ ở khu nội đô và hạn chế từ vành đai 2 đến sông Nhuệ. Nâng cấp một số chợ hiện có diện tích trên 3.000m2 trở lên thành các đại siêu thị.

Các đại siêu thị tập trung ở khu trung tâm với 19 đại siêu thị, trong đó đô thị lõi 6 đại siêu thị, đô thị lõi mở rộng 13 đại siêu thị, chuỗi đô thị sông Nhuệ đến vành đai 4 với 6 đại siêu thị và các đô thị vệ tinh 4 đại siêu thị. Các trung tâm thương mại chủ yếu được phát triển ở khu đô thị trung tâm với 32 trung tâm mua sắm, ở khu vực đô thị mới chuỗi đô thị từ sông Nhuệ đến vành đai 4 có 6 trung tâm mua sắm, các đô thị vệ tinh như Hòa Lạc, Phú Xuyên, Sơn Tây, Sóc Sơn.

Các trung tâm hội chợ triển lãm, quảng cáo có thương mại mang tầm cỡ quốc tế quy mô từ 10-50ha ở khu vực Mỹ Đình và khu Expo tại Đông Anh….

Để thực hiện quy hoạch trên, TP dự kiến sẽ cần một nguồn vốn lớn dự kiến khoảng 521.000 tỉ đồng (tương đương khoảng 25 tỉ USD). Cụ thể, trong giai đoạn năm 2011 đến 2020 dự kiến khoảng 161.000 tỉ đồng. Giai đoạn 2020 đến 2030 dự kiến cần khoảng 360.000 tỉ đồng. Nguồn vốn này chủ yếu được huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành thương mại trong và ngoài nước.

Theo X.Thu

Báo Lao Động

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)