Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Khu chế xuất – khu công nghiệp tại TP.HCM: Đã đến lúc phải lựa chọn dự án chất lượng thay vì số lượng

Tạp Chí Giáo Dục

Sau gn 30 năm xây dng và phát trin, đến nay TP.HCM đã có 3 khu chế xut (KCX) và 16 khu công nghip (KCN) đưc thành lp; trong đó có 17 KCX và KCN đã hot đng. Hin ti hot đng sn xut ti các KCX – KCN đang bc l rõ s lc hu, không còn phù hp trong giai đon mi; điu này đòi hi phi có s thay đi đ tn ti và phát trin bn vng.


Các d án s dng nhiu lao đng s dn b t chi ti các khu chế xut – khu công nghi TP.HCMẢnh: H.Triều

Gii quyết vic làm cho hơn 276.000 lao đng

Theo báo cáo của Ban Quản lý các KCX-CN TP.HCM (HEPZA), các KCX – KCN đã góp phần tích cực trong phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. Cụ thể, 17 KCX – KCN đang hoạt động trên địa bàn TP đã thu hút hàng ngàn dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là 12,272 tỷ USD; trong đó 1.664 dự án còn hiệu lực (gồm 1.456 dự án đang hoạt động – 509 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 6,5 tỷ USD; 947 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký là 72.844,83 tỷ đồng; số dự án còn lại đang trong thời gian xây dựng cơ bản hoặc đang thực hiện thủ tục triển khai theo quy định). Hiện các KCX – KCN trên địa bàn TP đang thu hút hơn 276.000 lao động.

Theo ông Phạm Thanh Trực – Phó Trưởng ban quản lý KCN Vĩnh Lộc, hiện tình hình dịch bệnh Covid-19 đang được kiểm soát. Hầu hết các doanh nghiệp (DN) đã phục hồi sản xuất và hoạt động ổn định, quan tâm thực hiện chăm lo đời sống công nhân nhiều hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những khó khăn, tồn tại trong sản xuất kinh doanh.

“Sau dịch bệnh Covid-19, DN trở lại hoạt động bình thường nhưng lại thiếu lao động. Đây đang là vấn đề nan giải, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của đơn vị”, ông Võ Văn Thân – Chủ tịch Ban Quản lý Công ty TNHH MTV (KCN Vĩnh Lộc) – tâm tư.

Không những vậy, một số chính sách hỗ trợ người lao động sau đại dịch Covid-19 cũng gặp trục trặc. Đơn cử như Công ty Tân Quang Minh thuộc KCN Vĩnh Lộc có 283 người lao động thuộc diện được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 86 của Chính phủ. Tuy nhiên, “Công ty đã nộp hồ sơ đề nghị nhận chính sách hỗ trợ cho người lao động từ tháng 2 nhưng đến nay vẫn chưa được nhận. Chúng tôi đã nhiều lần gọi điện hỏi, thậm chí gửi công văn nhưng không thấy trả lời. Công ty rất mong sớm nhận được tiền hỗ trợ để trao cho người lao động. Số tiền này vừa là nguồn động viên tinh thần cho người lao động, vừa tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển cho công ty”, bà Phạm Thị Hoàng Thắng – Trưởng phòng nhân sự Công ty Tân Quang Minh – bức xúc.

Không chỉ chưa nhận được tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 86, một số DN còn phản ánh đến nay công nhân của đơn vị vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ thuê nhà theo Quyết định 08 của Chính phủ.

Đặc biệt, các dự án hạ tầng xã hội phục vụ cho người lao động thực hiện còn chậm; cơ sở hạ tầng tại các KCX – KCN xuống cấp…

Bà Lê Thúc Huỳnh Trang – Công ty liên doanh Phạm – Asset (KCN Vĩnh Lộc) – cho biết, mỗi lần trời mưa dù to hay nhỏ công ty đều bị ngập nước, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, hư hại tài sản. Mặc dù công ty đã làm công văn gửi KCN Vĩnh Lộc nhưng vẫn không thấy phản hồi. Mặt khác, tình trạng buôn bán hàng rong, tụ tập trong KCN rất phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động công ty.

Ông Võ Văn Thân mong muốn, HEPZA và UBND các quận, huyện có biện pháp hỗ trợ an ninh trật tự cho công nhân, người lao động trên quãng đường từ ngoài KCN về đến khu nhà trọ. Hỗ trợ cung ứng lao động để DN có điều kiện tiếp cận tuyển dụng, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

T chi doanh nghip “ngn” nhiu lao đng

Nhiều DN tỏ ra lo lắng về việc sau 50 năm hết hạn thuê đất thì có tiếp tục được thuê không, hay phải đóng cửa ngừng hoạt động. Về vấn đề này, ông Đào Xuân Đức – Phó Chủ tịch Hiệp hội các DN KCN – cho biết, KCX Tân Thuận hoạt động từ năm 1991 đến 2041 sẽ kết thúc 50 năm thuê đất; KCN Vĩnh Lộc đến 2053 cũng kết thúc hợp đồng thuê đất 50 năm… Từ thực tế này, HEPZA đã xây dựng định hướng phát triển trong thời gian tới, trong đó có đặt ra vấn đề tái cấu trúc theo hướng phát triển chứ không đợi đến năm 2041 hay năm 2053 mới làm. Bên cạnh đó, UBND TP.HCM cũng đã tổ chức các hội thảo trao đổi về việc bố trí lại các KCX – KCN để các DN yên tâm sản xuất, đầu tư.

Ông Đức cho rằng, qua 30 năm phát triển, các KCX-KCN đã tiếp nhận nhiều dự án, tuy nhiên đến nay công nghệ sản xuất hầu hết đã lạc hậu nên xảy ra các vấn đề về môi trường, lao động. Gần đây HEPZA đã chủ động không tiếp nhận thêm những dự án sử dụng nhiều lao động về dệt may, da giày, hoặc các dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường. Để đáp ứng xu hướng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, ít sử dụng lao động, các DN phải tự đổi mới, tự nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm thì mới có thể nâng cao được tính cạnh tranh trong thị trường.

“Hiện một số DN, kể cả DN nước ngoài đang sử dụng thiết bị máy móc lạc hậu để sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Nếu không thay đổi thì khi kết thúc thời gian 50 năm thuê đất chắc chắn phải đến nơi khác chứ không thể ở trong TP. Một trong những tiêu chí để tiếp tục hoạt động là phải hiện đại hóa máy móc. Thậm chí, sắp tới những DN xuất khẩu còn phải có “chứng chỉ xanh” – đó là sản phẩm phải tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm lao động, xử lý được môi trường… Thực tế này đòi hỏi DN phải thay đổi trước”, ông Đức nhấn mạnh.

Nguyn Trinh

Bình luận (0)