Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Khu công nghệ hỗ trợ: Thúc đẩy chuyển đổi kinh tế TP.HCM

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hình thành khu công ngh h tr (CNHT) ng dng công ngh cao (CNC) là d án TP.HCM đã trăn trp t 10 năm nay. Khu CNHT quy t tt c các doanh nghip CNC, to ra mt cng đng doanh nghip CNHT ng dng CNC, làm cơ s thúc đy phát trin ngành sn xut CNHT ln mnh, tng bưc tham gia vào chui cung ng toàn cu, xng tm vi vai trò trung tâm kinh tế ca TP. Đ làm đưc, Phó Ch tch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết cn có s chia s ca 3 bên: Nhà nưc có chính sách h tr – Ngân hàng có lãi sut phù hp – Doanh nghip phi có quyết tâm chuyn đi.


Ngưi lao đng trong Khu Công ngh cao TP.HCM

TP.HCM đã chuẩn bị hơn 300ha đất để hình thành khu CNHT ứng dụng CNC. Từ đó, hình thành những doanh nghiệp thiết kế, sản xuất, cùng liên kết để cung cấp sản phẩm ứng dụng CNC cho CNHT.

“Xương sng” cho nn sn xut hin đi

Theo TS. Dương Minh Tâm – Chủ tịch Hội Cơ khí TP.HCM, CNC không có CNHT thì không thể phát triển tốt, không thể kêu gọi đầu tư để phát triển. Bản chất của khu CNHT là “xương sống” cho nền sản xuất hiện đại của TP. Hoạt động của khu làm chuyển đổi cơ cấu nguồn nhân lực kinh tế, tỷ trọng nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kỹ thuật viên cao cấp sẽ chiếm đa số trong tổng lực lượng lao động.

Tại Khu CNC TP (SHTP), tính đến tháng 10-2021, đã có 165 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 24 ngàn tỷ VNĐ; trong đó số vốn của 23 doanh nghiệp FDI là 1,457 tỷ USD. Tổng giá trị sản xuất giai đoạn 2016-2020 của SHTP đạt 70,55 tỷ USD, xuất khẩu đạt 65,67 tỷ USD. Riêng doanh nghiệp CNHT CNC có khoảng 10% tổng số dự án và phát triển rất tốt qua mối liên kết sản xuất với các tập đoàn lớn trong khu như Samsung, Nidec, Jabil…

Ông Tâm cho biết: “Tổng sản lượng của SHTP trong năm nay đạt gần 20 tỷ USD. Theo tính toán, nếu có CNHT thì đạt được 30-40 tỷ USD năm tới. Vai trò của khu CNHT rất trọng yếu trong quá trình thúc đẩy chuyển đổi kinh tế TP từ chiều rộng sang chiều sâu, hỗ trợ thúc đẩy nền sản xuất công nghiệp hướng đến ứng dụng và sáng tạo CNC, sản phẩm CNC “made by Viet Nam”…”.

Theo nhiều chuyên gia, hiện nay phát triển CNHT ứng dụng CNC của TP.HCM còn nhỏ lẻ, chủ yếu là phục vụ sản xuất sản phẩm với yêu cầu công nghệ đơn giản, thay thế các thiết bị trong dây chuyền nhập khẩu, chưa thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị. Đa số các sản phẩm hỗ trợ cho các ngành phụ thuộc vào nhập khẩu.

TS. Huỳnh Thanh Điền – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành – cho biết, quá trình phát triển CNHT ở TP.HCM đang gặp nhiều hạn chế về công nghệ, kết nối giữa bên cung cấp và bên có nhu cầu, về chính sách hỗ trợ, chất lượng nguồn nhân lực. Các khu/cụm công nghiệp của TP đang phát triển theo hướng đa ngành, thiếu các khu phát triển CNHT ứng dụng CNC với cơ sở hạ tầng kỹ thuật phù hợp.

Để thu hút được doanh nghiệp CNHT, ông Điền cho rằng cần hình thành các khu/cụm với cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ. Đồng thời, cần có cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp tham gia, điều kiện đầu vào, thị trường và các dịch vụ hỗ trợ. Các yếu tố này sẽ được đặt trong bối cảnh quan hệ giữa TP.HCM với các tỉnh lân cận. Và cũng phải nhận diện các điều kiện tác động đến hoạt động của doanh nghiệp để thiết kế cơ chế chính sách phù hợp.

“Các ngành thâm dụng lao động không còn phù hợp, sản xuất sản phẩm đầu cuối CNC là quá tầm so với nền kinh tế TP còn non trẻ. Vì thế, việc thu hút CNHT CNC là phù hợp nhất đối với bối cảnh hiện nay”, ông Điền nhấn mạnh.

Đề cập đến phát triển khu CNHT ứng dụng CNC TP.HCM theo hướng tiếp cận sinh thái, GS.TS Nguyễn Trọng Hoài – Trường ĐH Kinh tế TP.HCM – cho biết, cần ưu tiên cho các khu công nghiệp mới hình thành và các khu chuẩn bị quy hoạch. Ưu điểm các khu này khá dễ dàng thiết kế chính sách phù hợp để thu hút phục vụ cho ý tưởng phát triển khu CNHT. Các khu sẽ được quy hoạch xây dựng theo quy định hiện hành, hệ thống hạ tầng xã hội sẽ được bố trí trong khu đô thị liền kề phục vụ.

Cùng với đó, TP cần thúc đẩy các giải pháp chính sách đã triển khai nhằm hình thành hiệu quả khu CNHT CNC sinh thái. Chú ý đến cả giải pháp về môi trường; thiết kế hệ sinh thái kết nối giữa chủ đầu tư cơ sở hạ tầng và nhà đầu tư thứ cấp; hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…

Yêu cu bc thiết

Ông Võ Văn Hoan – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM – khẳng định như vậy khi nói về việc hình thành và đi vào hoạt động khu CNHT ứng dụng CNC; nhất là trong giai đoạn hậu công nghiệp hiện nay khi các khu chế xuất, khu công nghiệp TP đã lạc hậu, đã hoàn thành sứ mệnh, cũng không còn phù hợp với xu hướng phát triển cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này đòi hỏi các khu công nghiệp hiện hữu phải có sự chuyển đổi mô hình hoạt động. Đây là nhu cầu tất yếu khách quan, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho kinh tế TP.

Tuy nhiên, muốn làm được, TP phải có đánh giá đầy đủ hiện trạng, xây dựng các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp khi chuyển đổi. Các doanh nghiệp cũng phải nỗ lực chuyển đổi mô hình hoạt động với quyết tâm cao và có lộ trình cụ thể. Nói cách khác, TP cần có sự chia sẻ để cùng triển khai thực hiện chủ trương lớn này.

“Sự chia sẻ bao gồm sự tham gia của 3 bên: Nhà nước có chính sách hỗ trợ – Ngân hàng có lãi suất phù hợp – Doanh nghiệp phải có quyết tâm để chuyển đổi”, ông Hoan nói.

Phó Chủ tịch UBND TP đánh giá, việc chuyển đổi sẽ giúp từng doanh nghiệp phát triển nhanh hơn, phù hợp hơn với nhu cầu mới. Đây là nền tảng để phát triển các khu CNHT ứng dụng CNC của TP, từ đó tạo ra hệ sinh thái kết nối giữa khu công nghiệp ứng dụng CNC với các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp. Như vậy, ngành kinh tế, đặc biệt sản xuất công nghiệp của TP sẽ có bước phát triển mới, tức chú trọng về công nghệ hơn.

Mặt khác, hiện nay cơ chế chính sách, nghị quyết của Trung ương đã có, các nghị định Chính phủ đã cho, TP cũng có kích cầu hỗ trợ lãi suất… nên việc chuyển đổi cũng không gặp nhiều khó khăn.

Nguyn Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)