Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Khủng hoảng niềm tin

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc thm Ngày Nhà giáo Vit Nam 20-11, có l hãy nói chuyn vui ch chng nên nhc chuyn bun. Thế nhưng nhng ngày qua dư lun bt cht “nóng” lên vi d tho Thông tư ban hành Quy chế công tác hc sinh, sinh viên đi vi các ngành đào to giáo viên trình đ CĐ, trình đ TC h chính quy; c th là vi ni dung d tho: nếu sinh viên ngành đào to giáo viên hot đng mi dâm ln th tư s b buc thôi hc.

Theo tác gi, tt c nhng khiếm khuyết thi gian qua ca B GD-ĐT gây nh hưng không nh đến s nhìn nhn, đánh giá ca xã hi đi vi giáo dc theo chiu hưng tiêu cc. Trong nh: Hc sinh biết thêm nhiu kiến thc thc tế ngoài SGK trong các chuyến tham quan tri nghim. Ảnh: Y.Hoa

Xét về mục đích thì Bộ GD-ĐT đưa ra các biện pháp quản lý sinh viên, nhất là sinh viên ngành đào tạo giáo viên với những đòi hỏi chuẩn mực cao là rất cần được xã hội ủng hộ. Tuy nhiên, mặc dù mới chỉ ở bước dự thảo đã “vấp” phải sự phản ứng kịch liệt từ dư luận về cả tính giáo dục lẫn khía cạnh pháp lý của vấn đề được nêu ra trong dự thảo. 

Thử lần giở lại các văn bản pháp luật trước đó, đối sánh với Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT, chúng ta bất ngờ nhận thấy bảng “Phụ lục một số nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật học sinh, sinh viên” kèm theo dự thảo thông tư vừa đưa ra tham khảo ý kiến dư luận này chính là bảng “Phụ lục một số nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật sinh viên” kèm theo Thông từ số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 5-4-2016 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT bao gồm 27 nội dung vi phạm, được copy-paste lại y chang từng dấu phẩy, dấu chấm, cả lỗi chính tả! Như vậy, những câu chữ làm dậy sóng dư luận về việc sinh viên sư phạm sẽ lần lượt bị khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ có thời hạn và buộc thôi học tương ứng với vi phạm hoạt động mại dâm lần thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư nằm ở cột mục số thứ tự 17 hoàn toàn không mới, đã có hiệu lực từ cách đây hơn 2 năm và thực tế hình thức kỷ luật này đã được Bộ GD-ĐT chính thức áp dụng cho sinh viên ĐH chính quy tất cả các ngành đào tạo từ năm 2016, nhưng không hiểu sao đến bây giờ khi nhắc lại mới gây xôn xao dư luận đến vậy.

Tương tự, cách đây ít lâu, dư luận xã hội cũng từng mạnh mẽ phản ứng trước dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục do Bộ GD-ĐT soạn thảo được đưa ra lấy ý kiến từ cuối tháng 9 vừa qua, với nhiều ý kiến cho rằng sẽ có nhiều hệ lụy diễn ra nếu những chế tài này được áp dụng. Trong lúc thực tế, Nghị định số 138/2013/NĐ-CP về “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục” hiện hành (được thực hiện từ 5 năm trước) đã quy định rõ việc phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (Điều 19); đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học (Điều 21). Như vậy, những quy định trong dự thảo nghị định này của Bộ GD-ĐT vừa đưa ra cũng không mới.

Tại sao hai nội dung ở hai văn bản pháp lý nói trên được thực hiện từ lâu, không thấy có ý kiến nào phản đối, nay chỉ vừa mới nêu lại trong chủ trương, kế hoạch rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ GD-ĐT, lại vấp phải sự phản kháng dữ dội của dư luận như vậy?

Thực tế cho thấy, thời gian gần đây ngành giáo dục nước nhà đã nảy sinh nhiều vấn đề đáng tiếc, từ nạn bạo lực học đường xảy ra ở nhiều nơi, tình trạng lạm thu, ăn tiền chạy việc trong các cơ sở giáo dục còn xảy ra ở nhiều địa phương, cá biệt có trường hợp hiệu trưởng phải đi tù, đến những sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 ở một số địa phương được đánh giá là vụ gian lận chưa từng có trong lịch sử các kỳ thi quốc gia, nạn dạy thêm trái phép mang tính vụ lợi tràn lan… Từ bệnh hình thức, hư danh, chạy theo bằng cấp, đạo công trình khoa học, công nhận học hàm, học vị trong ngành giáo dục còn du di, sơ hở gây lùm xùm trong dư luận, chậm được khắc phục, đến thái độ lúng túng, chùng chình, bất nhất của nhà trường, của ngành trong xử lý vụ việc liên quan đến giáo viên, học sinh…

Tất cả những khiếm khuyết trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cách nhìn nhận, đánh giá của xã hội đối với giáo dục theo chiều hướng tiêu cực. Niềm tin của xã hội đối với ngành giáo dục, với nghề dạy học, với vị thế người thầy đã phần nào bị phôi pha, giảm sút, thậm chí có lúc, có nơi bị sứt mẻ nghiêm trọng. Niềm tin ấy đang có dấu hiệu khủng hoảng, dù chưa đến mức rơi vào “tình trạng rối loạn, mất thăng bằng nghiêm trọng”, nhưng rõ ràng, hiện tình hình giáo dục nước nhà đang tồn tại “nhiều mâu thuẫn không được hoặc chưa được giải quyết”, đúng như bản chất của tính từ “khủng hoảng” [Hoàng Phê (1995), Từ điển tiếng Việt, tr.496]. Và các phản ứng bộc phát, võ đoán, nóng vội, bất chấp sự ngộ nhận của nhiều giới trong xã hội thời gian gần đây đối với những quy định không mới được tái hiện trong các văn bản dự thảo nêu trên, cũng không nằm ngoài các nguyên nhân đó.

Qua sự việc này, thiết nghĩ, Bộ GD-ĐT nên có sự cẩn trọng cần thiết trong mọi việc, tránh sơ suất không đáng có từ phát ngôn cho đến hành động; kể cả việc rà soát tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật và đưa ra các dự thảo cho thực sự phù hợp với các quy định của pháp luật mà Bộ GD-ĐT đang thực hiện cũng cần phải cân nhắc, thận trọng. Bởi lẽ, lĩnh vực GD-ĐT – quốc sách hàng đầu – vốn đã luôn nhạy cảm, nay càng bị săm soi, càng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết với bất cứ vấn đề gì, dù mới hay cũ được đưa ra trong thời điểm hiện nay, khi mà niềm tin của xã hội kỳ vọng vào giáo dục đang ít nhiều bị lung lay, mai một.

Võ Thưng Danh
(Khánh Hòa)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)