Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Khuyến cáo về sử dụng ozone khử độc

Tạp Chí Giáo Dục

Trước thông tin nghi ngại về chất ozone gây độc cho sức khỏe, sáng 19.9, tại Hà Nội đã có buổi tọa đàm về sự an toàn đối với sức khỏe của máy khử độc ozone.

GS-TSKH Trần Vĩnh Diệu, Phó chủ tịch hội đồng khoa học TP.Hà Nội cho biết ozone độc hay không chủ yếu là do liều lượng sử dụng. Nếu liều lượng trong ngưỡng cho phép thì ozone có tác dụng tốt, hỗ trợ để làm sạch (khử khuẩn) thực phẩm (rau, quả, thịt) giúp thực phẩm an toàn hơn và không gây độc, nhưng phải được kiểm soát nếu liều lượng.

Các nhà khoa học khuyến cáo về sử dụng ozone để khử độc /// Ảnh: Thúy Anh
Các nhà khoa học khuyến cáo về sử dụng ozone để khử độc. Ảnh: Thúy Anh

GS Diệu cũng chia sẻ, về nguyên lý thì ozone có thể khử được thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản, song muốn khử được thì lại phải sử dụng liều lượng ozone cao, vì thế không nên đặt vấn đề rằng, máy khử khuẩn ozone có thể khử được các loại hóa chất, mặc dù đã có những kiểm nghiệm cho thấy có thể khử được một số hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trong rau.
GS-TS Nguyễn Hoàng Nghị, nguyên Phó viện trưởng Viện Vật lý kỹ thuật, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội lưu ý, liều lượng ozone ra sao không chỉ phụ thuộc vào nồng độ mà còn thời gian sử dụng, nếu nồng độ thấp mà sử dụng dài thì liều lượng sử dụng sẽ cao và có thể gây độc. “Việc sử dụng ozone trong đời sống sinh hoạt để khử khuẩn nước hay thực phẩm hàng ngày, với thời gian gian sử dụng thường trong khoảng 10 -120 phút; liều lượng, nồng độ thường rất thấp và thấp hơn rất nhiều ngưỡng an toàn, nên người dân không nên quá lo lắng về việc sử dụng khử khuẩn ozone có thể gây độc”, GS Nghị khẳng định.
“Tuy nhiên, để đảm bảo các thiết bị ozone trong các gia đình an toàn cho môi trường và sức khỏe, các hãng cung cấp thiết bị ozone nên có máy đo định kỳ nồng độ ozone cho khách hàng, để khẳng định thiết bị an toàn tối đa”, giáo sư Nghị khuyến cáo.

Liên Châu (TNO)

 

Bình luận (0)