Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Khuyến khích mô hình trường học mới thích ứng với chuyển đổi số

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trong 8 nhim v, gii pháp trng tâm đưc Th trưng B GD-ĐT Nguyn Văn Phúc nhn mnh tp trung thc hin thi gian ti, có vic khuyến khích phát trin các nn tng dy – hc trc tuyến m, các mô hình trưng hc mi thích ng vi quá trình chuyn đi s; đy mnh chuyn đi s trong qun lý giáo dc, dy và hc.


Sinh viên Trưng ĐH Công ngh TP.HCM hc nhóm

Qua báo cáo tóm tắt kết quả 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, tổng kết, đánh giá từ thực tiễn cho thấy những quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết 29 mang tầm chiến lược, cơ bản vẫn còn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra và phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Điu chnh, hoàn thin h thng pháp lut, cơ chế, chính sách v giáo dc

Ban Cán sự Đảng Bộ GD-ĐT đề xuất Bộ Chính trị ban hành kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29. Trong đó yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện quyết liệt hơn, hiệu quả hơn nữa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 29. Đồng thời, cần tập trung thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, các cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị quán triệt đầy đủ, sâu sắc và tập trung chỉ đạo thực hiện đúng quan điểm coi giáo dục – đào tạo là “quốc sách hàng đầu”; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

Thứ hai, tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách về giáo dục – đào tạo còn thiếu hoặc chưa đồng bộ; trong đó sớm xây dựng Luật Nhà giáo. Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và các lĩnh vực có liên quan; bảo đảm đồng bộ, phù hợp với chủ trương, chính sách đổi mới giáo dục – đào tạo; nhất là về đầu tư, tài chính, tài sản công, ngân sách Nhà nước và tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức ngành giáo dục.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước về giáo dục; tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục – đào tạo trong việc quyết định biên chế, tổ chức bộ máy và phân bổ kinh phí đầu tư cho ngành giáo dục. Đổi mới quản lý Nhà nước và quản trị nhà trường theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục – đào tạo. Hoàn thiện cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục ĐH phù hợp xu thế chung của thế giới.

Thứ ba, ban hành và tổ chức triển khai hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới với nội dung, phương pháp tiên tiến, phù hợp điều kiện thực tiễn; từng bước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 3, 4 tuổi. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thực hiện nhất quán một chương trình có nhiều sách giáo khoa và xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa. Thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm. Phát triển giáo dục thường xuyên đa dạng về nội dung và hình thức đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Giảm tỷ lệ mù chữ ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đi mi mnh m chính sách tuyn dng, đãi ng nhân tài

Nhiệm vụ thứ tư là tiếp tục phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập; chú trọng cả số lượng, cơ cấu, chất lượng đào tạo. Quan tâm đầu tư, phát triển một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, ngành, nghề đào tạo đạt trình độ tương đương với khu vực và thế giới. Tập trung đầu tư cho giáo dục ĐH để tạo đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tăng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục ĐH đạt tỷ trọng trên GDP bằng mức trung bình của các nước tiên tiến trong khu vực. Xây dựng cơ chế, chính sách đột phá và đầu tư nguồn lực để phát triển các ĐH quốc gia, ĐH vùng, các trường ĐH xuất sắc.

Đầu tư nâng cao tiềm lực nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục ĐH. Hoàn thiện các quy định liên quan đến nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục ĐH theo hướng tạo thuận lợi, tháo gỡ các “nút thắt”, rào cản ở nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Thứ năm, rà soát, sắp xếp, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đảm bảo đủ trường, lớp; nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư và miền núi. Đẩy nhanh việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH và sư phạm, cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Rà soát, ưu tiên bố trí đủ đất đai để xây dựng cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục ĐH trên địa bàn. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, công bằng, bình đẳng, thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời. Phát triển các phương thức đào tạo mở, học liệu mở, nhất là học liệu mở trực tuyến. Khuyến khích phát triển các nền tảng dạy và học trực tuyến mở, các mô hình trường học mới thích ứng với quá trình chuyển đổi số. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý giáo dục, dạy và học.

Thứ sáu, bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo định mức quy định. Nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương để giải quyết căn bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, trọng dụng nhân tài trong ngành giáo dục.

Thứ bảy, đảm bảo ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục – đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách Nhà nước. Nhà nước đảm bảo kinh phí cho giáo dục bắt buộc, giáo dục phổ cập, miễn học phí cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi và thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm trong lĩnh vực giáo dục; ưu tiên đầu tư cho giáo dục – đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo. Nghiên cứu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển giáo dục – đào tạo giai đoạn 2026-2030 để đầu tư kiên cố hóa trường, lớp, xóa phòng học tạm, xây dựng trường chuẩn quốc gia và mua sắm, sửa chữa trang thiết bị dạy học tối thiểu. Có cơ chế, chính sách đột phá thúc đẩy, khuyến khích xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục – đào tạo. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ người học theo các ngành Nhà nước cần ưu tiên phát triển thông qua việc hỗ trợ học bổng, cho vay tín dụng.

Thứ tám, đẩy mạnh hơn nữa hội nhập quốc tế trong giáo dục – đào tạo. Khuyến khích các cơ sở giáo dục – đào tạo trong nước liên kết, hợp tác với các cơ sở giáo dục – đào tạo tiên tiến trên thế giới. Xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để thu hút chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài về nước giảng dạy, nghiên cứu, làm việc. Khuyến khích, thu hút học sinh, sinh viên nước ngoài đến học tập tại Việt Nam. Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước, nhất là đào tạo các giảng viên trình độ tiến sĩ. Tăng cường đưa tiếng Việt, văn hóa và giáo dục Việt Nam ra nước ngoài.

Thc Trân

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)