Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Khuyết tật không còn là trở ngại

Tạp Chí Giáo Dục

t qua ni đau mt mt chân phi khi mi lên 8 tui, ông Hoàng Xuân Mng xã Gio Quang (huyn Gio Linh, Qung Tr) đã không đu hàng s phn. Không ch tr thành vn đng viên khuyết tt tnh vi nhiu thành tích đáng n, ông còn đưc biết đến là mt nông dân tiên phong trong phong trào hiến đt làm đưng, chung tay xây dng nông thôn mi.


Gn 60 tui, ông Mng vn gi ngh vá xe đp đ kiếm thêm thu nhp

1.Gần 60 tuổi, mất chân phải tới háng, mỗi ngày ông Mừng vẫn quán xuyến công việc đồng áng như một nông dân thực thụ. Hôm tôi đến, ông vừa đi làm đồng trở về. Nhanh nhẹn chống chiếc nạng xuống nền sân xi măng làm điểm tựa cho chiếc chân cụt, chân còn lại ông bật chân chống chiếc xe đạp điện một cách gọn gàng, thuần thục. Nhìn động tác ấy, không ai hình dung ông chỉ còn một chân. “Một chân nhưng là trụ cột của gia đình mấy chục năm qua”, vợ ông vừa vo gạo vừa nói với như giải thích cho sự ngạc nhiên của khách.

Câu chuyện về cuộc đời qua giọng kể của ông Mừng đứt nối giữa khoảng lặng và niềm lạc quan. “Thời điểm chiến tranh diễn ra ác liệt, cũng như nhiều làng quê khác ở mảnh đất bên bờ giới tuyến này, làng tui cũng bị địch dồn dân vào điểm tập trung gọi là ấp ở Quán Ngang cho dễ bề cai quản. Hồi đó tui mới 5 tuổi theo gia đình bị lùa vô ấp. Vài tháng sau chúng cho xe chở về làng thì không may trúng mìn. Tai nạn đó khiến 2 người chết, mấy người bị thương, tui bị cụt mất chân phải”, ông Mừng nhớ lại.

“Hồi đó lúc tỉnh dậy thấy mình mất một chân, không thể chạy nhảy như bạn bè tui cũng buồn lắm, có khi tuyệt vọng. Nhưng cứ nghĩ nếu buồn mãi thì chân nó cũng không thể mọc lại nên xin ba mạ cho đi học chữ để được vui vẻ cùng bạn bè”, ông Mừng kể. Mỗi ngày, trên con đường cát lún mắt cá chân, cậu bé Mừng đều đặn lọc cọc trên đôi nạng gỗ đi tới 5 cây số để đến trường. Chân không mỏi nhưng đôi bàn tay chai sần lại. Đến lớp 9, trường xa nên Mừng nghỉ học, theo học nghề may. Một tiệm may nhỏ được mở ra bên con đường làng sau khi kết thúc khóa học nghề đó. Thương chàng trai một chân nên khách tìm đến may vá, sửa chữa áo quần luôn tấp nập. Nguồn thu nhập đó giúp Mừng ổn định cuộc sống.

2.Năm 27 tuổi, ông may mắn được gặp cô Trần Thị Huệ. Họ cảm mến nhau và nên duyên chồng vợ. Từ đó, trong căn nhà nhỏ quay mặt về phía cánh đồng lúa mênh mông, tiếng đạp bàn may bằng một chiếc chân trái của ông Mừng đều đặn vang lên, tiếng nói cười đùa của con thơ như tiếp thêm động lực để ông vượt qua nỗi buồn sâu thẳm.

Ông Mừng bảo, người khuyết tật không chỉ thiệt thòi vì khiếm khuyết thân thể mà tâm hồn cũng mang ít nhiều mặc cảm. Nhiều lúc phải tự đấu tranh tâm lý, suy nghĩ tích cực để vượt qua. Năm 1997, khi tỉnh Quảng Trị đăng cai cuộc thi thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc, được sự động viên của vợ và bà con xóm giềng, ông đăng ký tham gia. Môn thi đầu tiên ông chọn là môn cầu lông. Dù trước đó ông chưa hề cầm vợt. Dù vậy, dường như có năng khiếu bẩm sinh nên đến lúc thi tuyển chọn là ông đều đáp ứng được các tiêu chí. “Năm đó dù không thể cạnh tranh giải với các vận động viên đến từ các thành phố lớn vì họ được tập luyện, tập huấn bài bản nhưng tui rất vui vì đã vượt qua chính mình. Khi tiếp xúc và giao lưu với nhiều hoàn cảnh như mình, tui thấy mình vẫn còn may mắn hơn nhiều. Từ đó cảm thấy càng lạc quan hơn”, ông Mừng bộc bạch. Từ đó về sau, suốt 15 năm liên tục, ông luôn có mặt trong các giải đấu thể thao dành cho người khuyết tật tỉnh và giành hàng chục HCV, HCB ở bộ môn điền kinh, đặc biệt kỷ lục nhảy cao (1m36) và nhảy xa (3m58) do ông thiết lập nhiều năm trước ở tỉnh vẫn chưa có vận động viên nào phá vỡ.         

3.Trở lại với câu chuyện đời thường, ông Mừng còn khiến nhiều người khâm phục bởi nghị lực phi thường. Gắn bó với nghề may suốt 15 năm, ông nhận thấy nghề chỉ đủ sống chứ không thể khá giả. Ông bàn với vợ thay đổi cách làm ăn. Được cái gật đầu ủng hộ từ người bạn đời, ông đi thuê lại chân ruộng của bà con để canh tác lúa, rồi từ hạt lúa thu được ông bắt đầu nghĩ đến chăn nuôi heo, gà. Cộng thêm nghề sửa xe đạp, kinh tế nhờ đó ngày một khấm khá hơn, đủ nuôi sống gia đình, cho 4 đứa con ăn học và có chút ít tích lũy. Ông Mừng nói: “Tui không có bí quyết làm kinh tế nào cả. Công việc nhà nông thì mình cứ đặt tiêu chí chịu khó, chịu khổ lên hàng đầu, rồi miễn vợ chồng đồng lòng thì gian khổ cũng qua được. Thời thuê được nhiều ruộng thì làm vàn công với bà con, thuê thêm nhân công. Còn chăn nuôi thì hai vợ chồng chia ra đỡ đần nhau người một tí. Rồi đâu cũng vào đấy”. Điều đáng khâm phục nữa là bây giờ dù các con đã có công ăn việc làm ổn định, ông vẫn tự tay làm tới 1,5 mẫu ruộng và cùng vợ chăn nuôi phát triển kinh tế.


Ch
 còn mt chân nhưng ông Mng vn tr thành vn đng viên có b dày thành tích trong top đu ca tnh

Sut 15 năm liên tc, ông Mng luôn có mt trong các gii đu th thao giành cho ngưi khuyết tt tnh và giành hàng chc HCV, HCB  b môn đin kinh, đc bit k lc nhy cao (1m36) và nhy xa (3m58) do ông thiết lp nhiu năm trư tnh vn chưa có vn đng viên nào phá v.

Khoảng hơn 3 năm trước, chính quyền kêu gọi người dân chung tay xây dựng nông thôn mới, ông là người đầu tiên ở làng tình nguyện đập phá tường rào, cổng ngõ vừa xây dựng với một khoản kinh phí không nhỏ để tạo hành lang thông thoáng cho con đường liên thôn. Ngoài ra, ông còn hiến thêm 180 mét vuông đất cho dự kiến mở đường của xã. Ông Mừng chia sẻ: “Xưa nay ai cũng biết tấc đất là tấc vàng nhưng nếu mình không chịu nhường lại một phần đất thì làm sao có những con đường rộng rãi để đi, làm sao có những công trình trường, trạm, chợ được xây lên khang trang để nâng cao đời sống của chính mình và bà con lối xóm? Mình chịu thiệt một tí nhưng các thế hệ sau mình đỡ vất vả hơn”.

Bài, ảnh: Vĩnh Yên

Bình luận (0)