Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Kịch kinh dị sôi động trên sân khấu TP.HCM

Tạp Chí Giáo Dục

Sau thành công rc r ca các v kch kinh d như “Ngưi v ma”, “Qu tim máu”, “Ma sói”, “K án 292”… ca nhiu năm trưc thì gn đây, kch kinh d mi bt đu nhn nhp tr li, làm sôi đng sân khu TP.HCM sau thi gian im ng vì c ng khán gi không còn mn mà vi th loi này.


Cnh trong v “La máu”

T kch kinh d “made in sinh viên”

Vừa qua, tại Nhà Thiếu nhi quận Gò Vấp, vở “Kỳ án làng Rơm” do nhóm Bát Quái là sinh viên K17.3 chuyên ngành quan hệ công chúng & tổ chức sự kiện thuộc Trường Cao đẳng FPT Polytechnic cơ sở TP.HCM thực hiện đã chính thức công diễn.

Tuy là kịch kinh dị nhưng vở “Kỳ án làng Rơm” lại mang đến cho khán giả những bài học hiện thực đầy quý giá trong cuộc sống. Khán giả được đắm chìm trong những câu chuyện bí ẩn xoay quanh một ngôi làng xưa cũ với tên gọi làng Rơm – nơi đây tồn tại rất nhiều những hiện tượng tâm linh đầy hoài nghi và không thể giải mã.

Với thông điệp “Dùng tri thức đẩy lùi tội ác vô minh” nhóm Bát Quái mong muốn thông qua đêm kịch có thể phơi bày những hành động vô minh của kẻ ác nấp sau bóng tối. Chúng lợi dụng lòng tin của con người tự dựng lên một tấm màn mê tín để chuộc lợi. Qua đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của tri thức, giải đáp những hiện tượng bí ẩn bằng những kiến thức khoa học, song cũng góp phần lên án những người lợi dụng tâm lý sợ hãi của người khác do thiếu hiểu biết để trục lợi cá nhân và đẩy lùi tệ nạn mê tín dị đoan.


Các sinh viên và din viên tham gia v “K án làng Rơm”

Bạn Long Triển, trưởng nhóm Bát Quái chia sẻ: “Với dự án lần này đánh dấu một cột mốc quan trọng với các thành viên nhóm Bát Quái. Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tâm huyết, chất xám, thời gian và nguồn lực với mong muốn đem lại những trải nghiệm đáng nhớ dành cho các bạn khi tham dự sự kiện, qua đó mở ra cho mọi người một góc nhìn mới mẻ về các hiện tượng tâm linh xung quanh đời sống chúng ta”.

Góp mặt trong vở kịch, ngoài các bạn sinh viên còn có sự tham gia của hai diễn viên đa tài xuất thân từ Sân khấu kịch Hồng Vân và Quốc Thảo là Bin Bin và Minh Trí. Đặc biệt là sự xuất hiện của nghệ sĩ cải lương Phạm Huyền Trâm – cô từng gây ấn tượng với chất giọng khỏe, vang và đầy truyền cảm khi tham gia chương trình Sao nối ngôi 2018, Chuông vàng vọng cổ 2019 cũng như những trích đoạn cải lương “Diều ơi”, “Bến phà kỷ niệm”, “Nhụy kiều tướng quân tạo”… cho người xem sự thích thú và ấn tượng khó phai.

Đến s đa dng ca các sân khu chuyên nghip

Vở kịch kinh dị “Án mạng đêm không trăng” (nguyên tác “Rồi 30 năm sau” của tác giả Hà Triều – Hoa Phượng; chuyển thể Ngọc Duyên – Lâm Nguyễn – Trang Tẽn; đạo diễn Ngọc Duyên) vừa chính thức ra mắt khán giả Sân khấu nghệ thuật Trương Hùng Minh. Bên cạnh các nghệ sĩ Minh Nhí, Cát Phượng, Công Danh, Bảo Kun, Thạch Thảo, Trung Tín, Lâm Thắng, Di Dương, Bảo Bảo… thì Bình Tinh là một điểm sáng của vở, để lại nhiều ấn tượng đặc biệt với khán giả.

Đây không phải là lần đầu tiên Bình Tinh tham gia ở lĩnh vực thoại kịch bởi trước đây cô đã gây tiếng vang trong vai cô bé tự kỷ trong vở “Mảnh vỡ” của đạo diễn – NSƯT Lê Nguyên Đạt và đoạt huy chương vàng trong Liên hoan sân khấu kịch nói toàn quốc 2021. Bình Tinh bật mí: “Đây là vai diễn hay với tính cách nhân vật hoàn toàn mới lạ, lại là vai được chuyển thể từ kịch bản cải lương nên Bình Tinh rất thích vì sự gần gũi. Bình Tinh và ê-kíp đã tập luyện ròng rã suốt thời gian qua… Có thể nói đây là dạng vai rất khó mà lần đầu tiên Bình Tinh đảm nhận trên sân khấu kịch…”.

Vở lấy bối cảnh của những năm 1960, trong vở, Bình Tinh đảm nhận vai Hân, một tiểu thư có nhan sắc con nhà giàu có. Hân lại đem lòng yêu chàng nhạc sĩ tài hoa, hiền lành (Bảo Kun) và cũng từ đó phát hiện ra những điều ly kỳ… Cha mẹ của Hân và người yêu cô từng là kẻ thù của nhau… Liệu tình yêu của họ có được hai bên chấp nhận…

Khán giả vốn quen với hình ảnh một nghệ sĩ cải lương tuồng cổ Bình Tinh, một cô đào võ sáng giá của Đoàn cải lương Huỳnh Long, hậu duệ của đôi tài danh Đức Lợi – Bạch Mai. Bản thân Bình Tinh trước nay cũng đã quen với việc bước lên sân khấu là ca kết hợp diễn, vũ đạo… Nhưng khi bước qua thoại kịch, không có hát, dù đã từng thử sức nhưng điều đó với Bình Tinh vẫn là điều cực kỳ khó, cực kỳ áp lực… Thêm nữa, vai Hân là nhân vật vừa bi vừa hài, tính cách nhân vật thay đổi liên tục cộng thêm những thủ pháp của kịch ma càng gây khó cho cô đào cải lương này. Nhưng với sự tập luyện hết mình cùng vai diễn, Bình Tinh đã chiếm trọn cảm tình của khán giả…


Cnh trong v ri nưc “Ngn la tr tà”

Song song với “Án mạng đêm không trăng”, Sân khấu Trương Hùng Minh cũng đang thu hút khán giả với vở kịch kinh dị “Lụa máu” của đạo diễn Lê Quốc Nam. Đây là vở mang đầy tính giáo dục về tình cảm gia đình trong thời hiện đại.

Nhà hát nghệ thuật Phương Nam cũng vừa ra mắt vở xiếc “Lời nguyền” (tại Rạp xiếc Công viên Gia Định) và vở rối nước “Ngọn lửa trừ tà” (tại Sân khấu múa Rối nước – Bảo tàng lịch sử TP.HCM).

Theo đo din – NSND Trn Ngc Giàu thì: “Sân khu kch TP.HCM đang sôi đng tr li là mt tín hiu rt vui. Các v din ăn khách hin nay bên cnh yếu t kinh d thì vn mang tính hài hưc, mang đm tính giáo dc, đưa đến khán gi nhng thông đip cùng gi gìn đo đc và sng vì cng đng. Đó là mt thông đip cc k quan trng trong cuc sng hin đi hôm nay…”.

Vở “Lời nguyền” (đạo diễn Công Nguyễn, biên đạo Mạnh Quyền) là câu chuyện được kể bằng ngôn ngữ xiếc đầy ma mị và bí ẩn. Vở có nhiều tiết mục xiếc đặc sắc, biểu diễn kỹ thuật đỉnh cao được lồng ghép thuyết phục. Các nghệ sĩ đã biểu diễn những tiết mục khó và hấp dẫn như múa lửa, nhào lộn trên cao, đu dây mạo hiểm, tung hứng trên không… Đặc biệt, khán giả sẽ được gặp gỡ những nhân vật rất thú vị như: “Ma tốc độ”, “Thiên thần và ác quỷ”, “Quái vật xương”, “Medusa và chú hề IT”…

Sân khấu múa Rối nước tại Bảo tàng lịch sử TP.HCM – số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 giới thiệu vở rối nước “Ngọn lửa trừ tà” được xem là câu chuyện đầy kịch tính, được kể bằng ngôn ngữ múa rối nước. Khán giả sẽ được gặp gỡ những nhân vật vui nhộn như: “Phù thủy mũi to, phù thủy mũi nhọn”, “Ác quỷ”, “Ma nữ”, “Quái vật xương”, “Cá sấu”, rắn, sư tử, beo”, chú Tễu, rồng, lân, kết hợp các trò múa rối truyền thống được lồng ghép rất ngộ nghĩnh.

Anh Khôi

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)