Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Kích thích trí thông minh trẻ bằng những câu hỏi

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hu hết đa tr nào t 3 tui tr lên đu s đt nhng câu hi va ng nghĩnh va hóc búa đ mong tha mãn đưc trí tò mò và lòng hiếu k ca mình. Các bc cha m hãy to mi điu kin đ kích thích trí thông minh ca tr bng cách khuyến khích chúng hãy thưng xuyên đt câu hi và tr li chúng bng tt c lòng yêu thương và s chân thành.

nh minh ha. Ảnh: I.T

Có không ít lý do khiến trẻ dù muốn tìm hiểu để khám phá nhiều vấn đề nhưng lại không nêu ra được câu hỏi, hoặc là đặt những câu hỏi “vớ vẩn”, “hỏi cho vui” đó chính là: hoặc vì thiếu những hiểu biết và kỹ năng nên trẻ không thể miêu tả được điều mình đang phân vân; hoặc do trẻ quá tự ti, nhút nhát không dám đưa ra vấn đề mình quan tâm. Nhưng cũng có không ít trường hợp trẻ lười hỏi (ngại hỏi, ngại va chạm). Cũng có thể là do trẻ không biết nhưng không dám nêu ra ý kiến, lo sợ người khác coi thường, cười nhạo, chê dốt. 

Trí thông minh đưc hình thành t cách tr hi

Khi gặp những vấn đề mà trẻ trăn trở, đắn đo mãi vẫn không thể tự giải quyết được, nếu có sự gợi mở kịp thời của người lớn là vấn đề được sáng tỏ. Tuy nhiên, điều đó yêu cầu kênh phát và thu thông tin giữa trẻ và cha mẹ phải cùng “sóng” (cùng tần số). Như vậy, đòi hỏi cha mẹ phải thực sự quan tâm và thấu hiểu trẻ, nắm bắt được những mong muốn của trẻ. Khi trẻ đặt ra những câu hỏi về điều mà mình chưa hiểu, nếu được giải đáp một cách thỏa đáng, thì trẻ mới nhớ lâu những điều mình tâm đắc. Điều đó sẽ kích thích cho trẻ tính tích cực tìm tòi, khám phá những gì mới mẻ hơn.

Do đó, trong quá trình nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, nếu chúng ta khuyến khích chúng thường xuyên mạnh dạn đặt câu hỏi và cùng nhau tìm cách giải quyết – có nghĩa là chúng ta đã giúp trẻ động não, luôn ở trong trạng thái đi tìm cách để giải quyết mâu thuẫn giữa những gì trẻ biết và chưa biết.

Đối với trẻ tự ti, nhút nhát không dám đưa ra câu hỏi, thì cha mẹ phải trở thành điểm tựa tinh thần để trẻ cảm thấy an toàn, yên tâm về mặt tư tưởng. Cùng trẻ thảo luận một số nội dung mà trẻ quan tâm, các thành viên luân phiên nhau đặt câu hỏi để trẻ thực hiện như một điều hiển nhiên. Lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ thấy việc đặt câu hỏi không phải là điều quá khó khăn. Quan trọng là trẻ nhận ra mình có thể diễn đạt được những điều mình chưa hiểu. Trong cuộc sống, kích thích trẻ hỏi nhiều hơn bằng những câu hỏi ngược dành cho trẻ. Trẻ vừa trả lời những gì mình biết, vừa hỏi thêm những gì chưa biết sẽ tạo thành một thói quen tốt để phát triển trí tuệ cho bản thân.

Đối với trẻ vốn rất lanh lợi nhưng lười hỏi, ngại hỏi vì sợ người lớn bắt bẻ thì cha mẹ cần trao đổi cùng trẻ hiểu được giá trị quan trọng của việc nêu ra câu hỏi. Hãy cho trẻ những quyển sách truyện về các danh nhân, về những hiện tượng khoa học tự nhiên và xã hội đang xảy ra hằng ngày để qua các câu chuyện đó trẻ hiểu được rằng muốn gặt hái những kiến thức, con người phải biết trăn trở, phân vân về những điều mình chưa biết. Đó chính là động lực kích thích con người tìm tòi, khám phá thế giới và bản thân. Trải nghiệm sau những lần hứng thú vì tìm được câu trả lời hấp dẫn, thú vị, trẻ sẽ thấy được rằng chỉ khi nào dám hỏi, dám nỗ lực hết mình để giải quyết câu hỏi thì mới có thể học tập tốt, mới làm chủ những hiểu biết của mình.

Khi mà trẻ không biết nhưng không dám trình bày ý kiến, lo sợ người khác chê bai thì cha mẹ phải nên gần gũi, thông cảm và nói cho trẻ hiểu rằng “Không ai hoàn hảo cả, ai cũng phải học hỏi để phát triển. Nếu con có điều gì đang băn khoăn, hãy đặt câu hỏi để mọi người cùng gỡ rối. Cùng nhau trao đổi, mọi người sẽ cùng tiến bộ”. Hãy cùng với trẻ bổ sung những kiến thức mà trẻ còn bị khiếm khuyết và hạn chế. Khi nắm chắc những kiến thức cơ bản để trẻ mạnh dạn hơn khi đặt câu hỏi, tranh luận cùng mọi người.

Cha m phi kiên trì đng hành vi tr

Đối với những trẻ rất muốn biết, muốn làm rõ vấn đề nhưng không thể diễn đạt được điều mình muốn trao đổi thì cha mẹ phải thường xuyên nhắc nhở trẻ rèn kỹ năng giao tiếp, trau dồi thêm vốn từ vựng và ngữ pháp. Khi đọc tài liệu hay gặp phải những vấn đề khó hiểu còn phân vân thì nên suy ngẫm lại nhiều lần và viết ra những điều không hiểu ấy, tìm thêm kiến thức ở nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Dù đã suy nghĩ hết sức, tra cứu nhiều tài liệu liên quan nhưng vẫn chưa hiểu, chưa thể làm rõ được vấn đề thì hãy mạnh dạn trực tiếp hỏi những người đáng tin cậy như cha mẹ, giáo viên hoặc các bạn cùng lớp. Có thể đem vấn đề đó về trao đổi cùng anh chị em lúc ở nhà. Cần phải giúp trẻ hình thành thói quen quyết tâm đến cùng để đi đến đích – tức là phải tìm ra đáp án cho câu hỏi của mình. Việc tìm ra đáp án cho những câu hỏi không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Có không ít vấn đề phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và trí tuệ mới giải đáp được. Do đó, cha mẹ nên khuyên trẻ không được bỏ cuộc, bỏ dở điều trăn trở của mình. Phụ huynh phải lưu ý trẻ rằng: Không phải lúc nào muốn hỏi cũng hỏi ngay mà trước khi nêu câu hỏi phải suy nghĩ thấu đáo và tự tìm tòi thật kỹ càng. Bởi nếu không ngẫm nghĩ kỹ lưỡng mà đã hỏi hoặc ngược lại hỏi rồi mà không “động não” tìm cách hiểu rõ thì những gì thu được sẽ không bền vững và không có giá trị gì. Thậm chí còn làm nảy sinh tính ỷ lại, ngại suy nghĩ, trông chờ vào người khác. Tất cả điều đó đều không tốt cho sự phát triển trí thông minh của trẻ.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)