Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Kịch thời hậu chiến lấy nước mắt khán giả!

Tạp Chí Giáo Dục

“Đng chí” và “Hai ngưi m” là hai v kch tâm lý thi hu chiến đã ly đưc nưc mt ca khán gi qua kch bn đc sc cũng như tài hóa thân nhân vt tuyt vi ca các din viên tham gia.

Cảnh trong vở “Đồng chí” 

1.Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ 5B vừa công diễn vở kịch “Đồng chí” do NSND Trần Ngọc Giàu đạo diễn dựa trên kịch bản đoạt giải A của tác giả Lê Thu Hạnh tại Trại sáng tác kịch bản sân khấu do Hội Sân khấu TP.HCM tổ chức.

Dù trong không gian nhỏ đặc trưng, những lớp diễn tái hiện sự khốc liệt của chiến tranh vẫn chạm vào trái tim người xem, nhắc nhớ lại một thời đất nước đã trải qua chiến tranh vệ quốc với nhiều đau thương mất mát nhưng cũng rất tự hào.

Đây là vở diễn do NSND Trần Ngọc Giàu – Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM trực tiếp dàn dựng. Với bề dày kinh nghiệm trong nghề cũng như lợi thế gắn bó lâu năm với Nhà hát kịch 5B, đạo diễn Trần Ngọc Giàu đã khai thác triệt để lợi thế tương tác của điểm diễn này. Để từ đó, những phân đoạn tâm lý được đẩy lên đỉnh điểm, đưa cảm xúc khán giả liên tục được nâng lên, thông qua kỹ thuật biểu diễn và xử lý tinh tế trên nền mỹ thuật ước lệ.

Vở kịch xoay quanh những trăn trở của ông Trung khi chứng kiến những thay đổi của thời cuộc, của chính những thành viên trong gia đình. Bản thân ông bao lần vào sinh ra tử cùng đồng đội, nên trọn đời kiên trung với lý tưởng cách mạng.

Tuy nhiên, khi thế hệ tiếp theo là con trai, con dâu và cháu trai ông lựa chọn bước vào hàng ngũ vũ trang phụng sự Tổ quốc, thì nảy sinh những mâu thuẫn thế hệ, mâu thuẫn trong cách ứng xử với lý tưởng cách mạng thời kỳ mới.

Điều hấp dẫn của vở diễn là đặt để nỗi khắc khoải của nhân vật ông Trung cùng những người đồng đội từng một thời sát cánh là ông Tâm, ông Chính, ông Lâm, ông Cường. Lớp diễn với hình ảnh của các cựu chiến binh đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem, tình đồng chí đồng đội thiêng liêng được thử thách qua nhiều năm tháng, đến hôm nay khi đã bước vào lớp tuổi cha chú, những ứng xử chí tình của họ chính là tấm gương sáng lung linh cho thế hệ con cháu bước theo.

Có thể nói, thông điệp lớn của tác giả Lê Thu Hạnh được làm rõ và in đậm trong tâm trí khán giả, rằng lớp lớp thế hệ hôm nay không bao giờ quên công ơn và xương máu của cha anh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhưng những giá trị cốt lõi ấy là nền tảng soi chiếu chứ không thể rập khuôn áp dụng trong cuộc sống hiện đại hôm nay, đòi hỏi vận dụng linh hoạt để những giá trị ấy luôn tuôn chảy trong tâm hồn của người Việt.

Đạo diễn – NSND Trịnh Kim Chi cùng các nghệ sĩ trong vở “Hai người mẹ”

Các diễn viên tham gia như Quốc Thịnh, Chánh Trực, Trọng Hiếu, Lâm Thắng, Quốc Cường, Khánh Đăng, Minh Quốc đã thể hiện tốt, làm bật lên cảm xúc nhân vật cho tác phẩm lấy đề tài hậu chiến này.

Nghệ sĩ Chánh Trực cho biết vở diễn là cơ hội để anh cùng đồng nghiệp mang đến góc nhìn mới về tình đồng chí, đồng đội trong thời hiện đại. Trên tất cả đó chính là sự yêu thương, thấu hiểu gắn bó của những người cùng chung lý tưởng.

Đây là vở diễn sẽ được Hội Sân khấu TP.HCM lựa chọn tranh tài tại Liên hoan Sân khấu TP.HCM năm 2024 sắp tới, với sự gửi gắm thông điệp về lòng tự hào, yêu nước đến thế hệ khán giả trẻ hôm nay.

Đo din – NSND Trn Ngc Giàu – Ch tch Hi Sân khu TP.HCM cho biết, hin thành ph đang khuyến khích văn ngh sĩ có nhng tác phm tiến ti chào mng k nim 50 năm gii phóng min Nam, thng nht đt nưc. Vy nên tác phm “Đng chí” và “Hai ngưi m” đưc xem là nhng công trình ý nghĩa trong dp này.

2.Vừa qua, tại Liên hoan Sân khấu kịch nói toàn quốc 2024 ở Thái, vở kịch “Hai người mẹ” do NSND Trịnh Kim Chi làm đạo diễn đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả với 5 giải thưởng: Huy chương bạc cho vở diễn, 2 huy chương vàng và huy chương bạc dành cho diễn viên tham gia.

Nội dung vở kịch xoay quanh cuộc đời của hai người mẹ là chòm xóm láng giềng, tối lửa tắt đèn có nhau. Đó là bà Sáu (Đào Vân Anh thủ vai) có chồng và 3 người con đều là liệt sĩ, hy sinh trong các trận đánh ác liệt trước ngày đất nước giải phóng. Bà Sáu vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Còn bà Tư (Cát Tường thủ vai) có một đứa con trai duy nhất là Sang, nhưng Sang lại là sĩ quan của chế độ cũ và tử trận vào sát ngày hòa bình.

Từ hoàn cảnh éo le đó, vở đã khai thác nỗi đau của hai bà mẹ. Cuộc chiến đã đi qua, hai bà mẹ đều mất các con. Nỗi đau của họ là nỗi đau chung của những dân tộc phải oằn mình trong khói lửa. Thế nhưng có những bà mẹ không chỉ đau mà còn mang nặng mặc cảm. Họ cần lắm những sẻ chia, thấu cảm…

Và hiện tại, trong cuộc sống thường nhật, dù hai người mẹ có chồng con ở hai chiến tuyến, khác biệt chí hướng, nhưng sau tất cả những đau thương mất mát để lại của chiến tranh, thì tình chòm xóm giữa hai người phụ nữ miền Nam chân chất vẫn luôn được gìn giữ, gắn kết, luôn yêu thương và giúp đỡ nhau khi tuổi về chiều.

Cả vai diễn của nghệ sĩ Đào Vân Anh lẫn Cát Tường đều đòi hỏi rất nhiều nỗ lực về mặt thể hiện cảm xúc và tâm lý, và cả hai đã chinh phục được khán giả một cách trọn vẹn.

Có thể nói, từ vở kịch “Rặng trâm bầu” đến “Hai người mẹ”, có thể thấy đạo diễn – NSND Trịnh Kim Chi rất chú trọng khai thác hình ảnh người mẹ trong vở diễn cách mạng. NSND Trịnh Kim Chi cho biết: “Tác phẩm đã khiến tôi xúc động, rưng rưng bởi sự cao cả của tình mẹ. Tình mẹ luôn bao la. Có rất nhiều câu chuyện nói về tình mẹ, nhưng những hy sinh của người mẹ trong chiến tranh luôn đi vào lòng người rất sâu sắc. Gợi cho người ta điểm nhấn, điểm nhớ. Và với tất cả những tâm huyết của mình cùng với các nghệ sĩ, chúng tôi đã thành công khi vở được khán giả đón nhận nồng nhiệt”.

Anh Khôi

Bình luận (0)