Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Kịch xã hội hóa chú trọng tác phẩm lịch sử

Tạp Chí Giáo Dục

TP HCM được xem là "cái nôi" của mô hình sân khấu xã hội hóa. Nhiều sàn diễn đã nỗ lực dàn dựng vở mới, trong đó có các tác phẩm văn học và ca ngợi lịch sử.

Một trong số các sân khấu xã hội hóa đáng chú ý là Kịch Hồng Vân, với vở kịch sử Việt "Thái hậu Dương Vân Nga" và nhiều vở từ các tác phẩm văn học như: "Chị Dậu", "Bỉ vỏ", "Số đỏ", "Chí Phèo"…, được dư luận đánh giá cao, khán giả ủng hộ.

Kịch xã hội hóa chú trọng tác phẩm lịch sử - Ảnh 1.

Đạo diễn trẻ Vũ Xuân Trang trưởng thành từ Sân khấu Kịch Hồng Vân. Ảnh: T.Hiêp

Nhiều nhà chuyên môn nhận xét các sân khấu kịch xã hội hóa tại TP HCM đã không xem nhẹ mặt trận tư tưởng để chạy theo doanh thu mà đã dung hòa giữa giải trí và tính nghệ thuật, giáo dục để làm nên những thương hiệu kịch có uy tín với khán giả. Ngoài Sân khấu Kịch Hồng Vân, TP HCM còn có IDECAF, Sân khấu Hoàng Thái Thanh, Sân khấu Minh Nhí, Sân khấu Quốc Thảo, Sân khấu Thế giới trẻ… Hầu hết những vở diễn từ các sân khấu này đều có chất lượng thẩm mỹ, tư duy tốt, nhất là hiệu quả từ lớp diễn viên.

Sân khấu Kịch Hồng Vân ngoài những vở diễn chất lượng phục vụ khán giả còn là nơi thực hiện tốt việc đào tạo lực lượng diễn viên kế thừa. Sân khấu này đã góp phần đào tạo nhiều gương mặt sáng giá của sân khấu TP HCM như: NSƯT Đức Thịnh, NSƯT Trịnh Kim Chi, nghệ sĩ Lê Khánh, Thái Hòa, Cát Phượng, Hòa Hiệp, Mai Phương, Ốc Thanh Vân, Vũ Xuân Trang, Hoàng Thy, Minh Luân… Dù đối mặt nhiều khó khăn, NSND Hồng Vân vẫn cố gắng đưa kịch sử Việt đến gần hơn với khán giả trẻ.

Theo T.Hiệp/NLĐO

 

Bình luận (0)