Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Kiểm soát chặt nguồn gốc thực phẩm trong các cơ sở giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Thi gian qua, công tác bo đm v sinh, an toàn thc phm trong các cơ s giáo dc đã đưc các đa phương quan tâm; tuy nhiên, ti mt s cơ s giáo dc vn xy ra tình trng không bo đm an toàn thc phm khi t chc ba ăn hc đưng gây hu qu nghiêm trng.


Ba ăn ca tr Trưng Mm non Hương Nng Hng (TP.Th Đc)

Chính vì vậy, Bộ GD-ĐT tuần qua đã có đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.

Nghiêm cm thc phm không đm bo an toàn vào trưng hc

Cụ thể, các sở y tế, sở GD-ĐT phối hợp với cơ quan liên quan tại địa phương hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện nghiêm túc quy định của Luật An toàn thực phẩm, những thông tư, nghị định, chỉ thị và văn bản, tài liệu hướng dẫn hiện hành của Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế về bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, phụ huynh về việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng chống các dịch bệnh lây truyền qua thực phẩm và ngộ độc thực phẩm.

Đặc biệt, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và những khâu chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong các cơ sở giáo dục. Tuân thủ quy trình giao nhận, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm theo đúng quy định. Sử dụng thực phẩm đã được nấu chín và nước đã được đun sôi. Nghiêm cấm những cơ sở sản xuất, cung cấp thực phẩm không đảm bảo đầy đủ quy định về an toàn thực phẩm, thiếu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cung cấp thực phẩm hoặc suất ăn cho các trường học.

Bộ GD-ĐT cũng đề nghị tăng cường công tác y tế, vệ sinh môi trường trường học để phòng chống, ngăn chặn các bệnh lây truyền do nguồn nước không bảo đảm. Huy động đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên tham gia vệ sinh khuôn viên sân trường, khơi thông cống rãnh, thu gom rác thải xung quanh sân trường, vệ sinh khử khuẩn lớp học. Lập kế hoạch duy trì các hoạt động bảo hành, bảo dưỡng những công trình nước sạch, vệ sinh trong các cơ sở giáo dục.

Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương trong việc giáo dục, hướng dẫn trẻ em, học sinh thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực phù hợp với độ tuổi, thể trạng của trẻ em, học sinh để nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm.

Cn an toàn c bếp ăn gia đình

Vấn đề ngộ độc thực phẩm không chỉ nằm ở bếp ăn trường học mà thực tế còn xảy ra với nhiều nơi khác, thậm chí ngay cả bếp ăn gia đình. Điều này đòi hỏi phụ huynh cần chú ý cách đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày để bảo vệ sức khỏe con em mình.

Nói về cách giữ an toàn bếp ăn gia đình, TS. Huỳnh Thái Nguyên (Trưởng bộ môn Khoa học dinh dưỡng, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM) cho rằng, tại gia đình, phụ huynh cần tuân thủ một số nguyên tắc trong lựa chọn nguyên liệu, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm như: Lựa chọn nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng; kiên quyết tránh những thực phẩm đã có dấu hiệu hư hỏng. Không sử dụng các loại thực phẩm lạ (cá, rau, quả hoặc nấm lạ) được truyền miệng mà chưa tìm hiểu và chưa biết rõ nguồn gốc. Nguyên liệu cần được rửa sạch trước khi chế biến; vệ sinh kỹ tay hay khu vực không gian bếp. Để an toàn, phụ huynh nên sử dụng các món ăn từ thực phẩm đã được nấu chín và hạn chế món ăn với thực phẩm còn sống như gỏi, thịt tái, rau sống…

“Với mắt thường, có những trường hợp khó để thực sự nhận diện đâu là thực phẩm an toàn và đâu là không an toàn. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc có thể áp dụng để giảm thiểu nguy cơ mua phải thực phẩm không đảm bảo chất lượng” – TS. Nguyên nhận định. Cụ thể, với rau quả, chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không bị thối rữa. Với thịt, cần phải tươi, không có mùi lạ, không mềm nhão hay màu sắc khác thường, bề mặt không bị nhớt. Cá và thủy sản thì phải còn tươi, thân cá co cứng, thịt rắn chắc, mắt trong suốt, giữ nguyên màu sắc bình thường, không có dấu hiệu ươn, ôi. Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói, phải có nhãn hàng hóa với thành phần nguồn gốc xuất xứ đầy đủ. Tránh mua các thực phẩm đồ hộp trong tình trạng hộp bị méo, phồng hay rỉ sét. Không sử dụng thực phẩm khô (gạo, đậu, thịt khô, hải sản khô) có dấu hiệu bị nấm mốc.

Tăng cưng thanh tra liên ngành v an toàn thc phm

Bộ GD-ĐT đề nghị tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành giáo dục – y tế, huy động sự tham gia của ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc giám sát công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, an toàn thực phẩm… tại các cơ sở giáo dục. Phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, điều kiện vệ sinh trong trường học nhằm bảo đảm sức khỏe cho trẻ em, học sinh.

Nghiêm cấm những cơ sở sản xuất, cung cấp thực phẩm không đảm bảo đầy đủ quy định về an toàn thực phẩm, thiếu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cung cấp thực phẩm hoặc suất ăn cho các trường học.

“Sau khi chế biến, thức ăn cần được ăn ngay. Trong trường hợp cần để lại qua đêm, thức ăn cần được đựng vào các dụng cụ sạch và cho vào ngăn mát tủ lạnh để hạn chế sự hư hỏng, xâm nhiễm cũng như phát triển vi sinh vật gây bệnh. Thực phẩm đã nguội, cần phải hâm nóng lại trước khi ăn để có thể tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh trong trường hợp thực phẩm không may đã bị nhiễm tại quá trình bảo quản” – TS. Nguyên khuyến cáo.

TS. Nguyên nói rõ thêm, đối với khâu bảo quản, thực phẩm tươi (thịt, cá) cần phải được đóng gói cẩn thận và bảo quản ở ngăn đông tủ lạnh trong trường hợp chưa dùng tới. Còn với các sản phẩm đồ hộp (như sữa, thịt, cá hộp), sau khi mở nắp, nếu sử dụng không hết, cần đậy kín lại và giữ ở ngăn mát tủ lạnh; chỉ nên sử dụng trong vòng 3 ngày. Bên cạnh đó, phụ huynh cần cẩn thận trong việc sử dụng những thực phẩm lên men không rõ nguồn gốc như rau quả muối chua, tương chao, kim chi… Không tự ý sử dụng các phụ gia (phẩm màu, đường hóa học, chất bảo quản…) trong quá trình chế biến thực phẩm.

Riêng với các học sinh, TS. Nguyên cho rằng, các em cần được giáo dục từ nhà trường và phụ huynh để nhận thức được ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra đối với bản thân, đặc biệt là thói quen thường xuyên sử dụng thức ăn đường phố, vỉa hè, hàng rong. Các sản phẩm này hầu như được chế biến, bảo quản trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó nguy cơ ngộ độc là rất cao. Bên cạnh đó, các em cũng cần được hướng dẫn và thực hành thường xuyên những nguyên tắc vệ sinh cá nhân trước khi ăn như: Rửa tay bằng xà phòng, cắt móng tay, lau chùi dụng cụ…

Mê Tâm

Bình luận (0)